Một số lớn hình thức nghi lễ, cúng tế được thiết trí, bày biện trong chùa và ngay cả tư gia Phật tử vào dịp rằm tháng Bảy Vì lý do ấy mà có nhiều người cho rằng, rằm tháng Bảy âm lịch như ngày biểu thị hình thức thuần tín ngưỡng trong Phật giáo
Nghi lễ có phải là tín ngưỡng không?

Một số lớn hình thức nghi lễ, cúng tế được thiết trí, bày biện trong chùa và ngay cả tư gia Phật tử vào dịp rằm tháng Bảy. Vì lý do ấy mà có nhiều người cho rằng, rằm tháng Bảy âm lịch như ngày biểu thị hình thức thuần tín ngưỡng trong Phật giáo.


Thật khó hiểu đối với người Tây phương khi họ thấy một đạo Phật từ Đông phương, nhất là từ Trung Hoa và Việt Nam du nhập xứ sở họ có một hình thức nặng nề tín ngưỡng: đèn nến rực sáng, thơm ngát hương trầm, bông hoa quà phẩm, bánh trái, lễ Phật bày la liệt trong chùa với hàng trăm, hàng ngàn tín đồ tha thiết lễ lạy, nguyện cầu trước những pho tượng đức Phật và các hương án thờ hương linh, ông bà, tổ tiên.

Những hình thức này có mang được ý nghĩa gì, và có phải thuần chất tín ngưỡng không, người Phật tử cần nên tìm hiểu.

Rằm tháng Bảy năm ngoái, tôi có mời một số bạn hữu Hoa Kỳ đến chùa Từ Quan dự lễ Vu Lan và dùng cơm chay. Sau khi chứng kiến nghi thức cầu nguyện tại chùa, John Hickey hỏi tôi rằng, đạo Phật chỉ có thuần lễ nghi và cầu nguyện thôi phải không?

Tôi đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của ông John, mà hỏi lại ông rằng, bạn có hiểu lễ nghi và chiều sâu của sự cầu nguyện trong Phật giáo thế nào không? John lắc đầu lia lịa và trả lời dứt khoát là không hề biết một tí gì cả. Thế là tôi bắt đầu trả lời câu hỏi của ông John và cố nói thật to, nói thật hùng hồn cho tất cả các bạn hữu Hoa Kỳ cùng nghe.


Lễ nghi trong Phật giáo là bày tỏ lòng thành kính đối với các đấng thành kính. Họ là thầy tổ, là ông bà, cha mẹ và tất cả những người thân, kẻ sơ đã qua đời. Hiến dâng lễ vật không cốt để cho người chết được hưởng mà chỉ để bày tỏ lòng kính mến, để nhớ ơn và để phát nguyện làm những điều tốt lành mà những người đi trước đã làm.

Điều này chỉ là những biểu hiện tùy theo truyền thống và văn hóa của mỗi dân tộc có ảnh hưởng tư tưởng hiếu niệm trong Phật Giáo. Như thế hình thức này đã có, nhưng có rất giản dị trong Phật Giáo Nguyên Thủy.


Cầu nguyện theo quan niệm Phật giáo là không phải van xin thần thánh hay bất cứ một lực lượng quyền năng nào. Cầu nguyện là tập trung giòng tư tưởng trở về một mối duy nhất; dồn điện lực của tinh thần, chuyển đổi quan niệm mê lầm, xấu ác trở nên trong sáng và lương thiện. Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình và khử trừ mọi khát vọng phàm tình, ích kỷ, ỷ lại, yếu đuối. Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.

Như vậy, lễ nghi là lòng khiêm hạ, là bày tỏ sự kính thành. Cầu nguyện là cách thức đãi lọc tâm tánh, là ban ân, là phát khởi những dòng tâm niệm trong sáng, hữu ích, nung nấu ý chí, trau dồi đạo hạnh cho mình và hướng dẫn kẻ khác.

Nghe tôi giải thích như thế, John và một số bạn hữu Hoa Kỳ có vẻ thích thú và ưa tìm hiểu thêm chiều sâu về những tiêu biểu, và giáo lý đạo Phật.

Thật ra, không chỉ các bạn Tây phương mà ngay cả những người Đông phương, cho đến một số các Phật tử chính thống cũng quan niệm một cách lệch lạc về ý nghĩa lễ nghi và sự cầu nguyện trong Phật giáo.

Trường hợp hiểu lầm đức Phật quở phạt, cầu Phật, lạy Phật, cúng Phật để được Ngài ban bố tài lợi là một chuyện rất thường xảy ra trong giới Phật tử chỉ biết Phật mà không có cơ hội học hỏi Phật pháp, không hiểu rõ nghĩa lý sâu xa của những biểu tượng lễ nghi và cầu nguyện trong Phật giáo. Đây là nguyên nhân để cho một số người đứng ngoài Phật giáo vội kết luận rằng, hình thức lễ nghi và cầu nguyện trong Phật giáo là một hình thức lỗi thời, lạc hậu, bày tỏ lòng yếu đuối, vọng cầu, thiếu tinh thần tự lực và tự giác ngộ.


Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

 

Về Menu

nghi lễ có phải là tín ngưỡng không? nghi le co phai la tin nguong khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

hai bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ 麓亭法师 一日善缘 金宝堂のお得な商品 hãy thôi an phận 小人之交甜如蜜 文殊 弥陀寺巷 浄土宗 2006 世界悉檀 Môn phái Chúc Thánh giỗ Tổ Minh Hải 築地本願寺 盆踊り 饿鬼 描写 Vì sao khả năng giữ thăng bằng giảm 阿那律 Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Nếu chỉ còn một ngày để sống Bạn đã ngủ đủ giấc chưa 천태종 대구동대사 도산스님 鎌倉市 霊園 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう cuộc 曹洞宗総合研究センター 陧盤 色登寺供养 随喜 บทสวด vận 佛教算中国传统文化吗 Chạm tay vào mùa đông 三乘總要悟無為 hÓn quê giao ly duyen khoi than thuong chiec ao mau lam Ngôi sao không tắt อ ตาต จอส cách cúng rằm tháng bảy và những điều chùa tam bảo Đà nẵng niềm お仏壇 お供え Ăn uống gì tốt cho da 市町村別寺院数 tảng LÃƒÆ 福生市永代供養 O 精霊供養 tu bi chu om mani padme hung 仏壇 拝む 言い方 Rau má nước dừa dứa ngon mà lạ Cảm xúc tác động thế nào đến sức