... Nhân kỷ niệm chín năm xa Thầy, con xin ghi lại đôi dòng ký ức, góp thêm vào lịch sử ngôi chùa được nhân dân tôn vinh, gắn liền với lịch sử oai hùng của dân tộc - chùa Trấn Quốc. Mặc dù lúc sinh thời Thầy lặng lẽ âm thầm cống hiến vì Đạo, vì Đời không muốn để ai danh xưng ca tụng. Nay con thành tâm đê đầu đỉnh lễ xin Thầy từ bi hoan hỷ cho con tỏ chút lòng thành, có đôi lời bộc bạch để lòng con vơi bớt nỗi nhớ thương:

	Nghĩa Ân sư

Nhân húy kỵ lần thứ 9 và Lễ tưởng niệm cố Đại lão Hòa thượng Kim Cương Tử Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN - Ngày 1-5-2010 (18-3-Canh Dần)

Nghĩa Ân sư

HT Kim Cương Tử

" Ơn giáo dưỡng một đời nên tuệ mệnh

Nghĩa Tôn sư muôn kiếp khó báo đền"

chua.bmp

Cảnh Chùa Trấn Quốc -Hà Nội

Con xuất gia theo Thầy vào đầu những năm bảy mươi của thế kỷ hai mươi tại Hải Phòng, siêng năng, tinh tiến tu hành không lúc nào ngừng nghỉ. Và con không thể nào quên, để xương minh giáo pháp của Đức Thế Tôn, để giúp cho bà con Phật tử, Thầy đã đi khắp các nơi cùng với chư tôn thiền đức Tăng, Ni làm tốt việc Đạo để giúp Đời, giúp cho nhân dân, Phật tử về nghi lễ Phật giáo, động viên mọi người vững tâm tăng gia sản xuất, đoàn kết, xây dựng hậu phương vững mạnh... Trong những năm tháng chiến tranh, đường sá, đi lại khó khăn, phương tiện chỉ có xe đạp, nhiều hôm đường xấu, xe hỏng, Thầy phải vác xe đạp lên vai đi cả mấy cây số mới có nơi sửa xe, áo rách, vai sưng nhưng Thầy không một lời than phiền, không ngại khổ, ngại khó… Có dạo, bữa cơm chùa chỉ có bát hạt bo bo với chút tương, rau, Thầy ăn một chút rồi kêu no để lại phần con. Nhớ hôm có người cúng dàng ít gạo, con nấu cháo, bỏ phích cho nhừ và nóng để Thầy dùng. Thầy chỉ dùng chút nước, phần nhiều Thầy nhường con, Thầy bảo, ăn hết trong một bữa, hôm sau nấu cái khác, để lại không ăn nó hỏng. Biết Thầy thương con đang độ tuổi ăn, tuổi lớn nên Thầy đã làm như vậy. Thương quý Thầy, con càng chăm chỉ hơn! Trong những năm tháng chiến tranh, cuộc sống vốn khó khăn vất vả, nhiều hôm Phật tử cúng dàng Thầy ít đồ dùng, đồ ăn nhưng Thầy lúc nào cũng dùng rất đạm bạc, Thầy dạy: "Mình là nhà tu hành, lấy tri túc làm trọng, mỗi món đồ dùng, đồ ăn của thập phương tín thí dâng cúng cho mình là một món nợ, mình không trả được bằng tiền thì con nhớ phải trả lại bằng đức độ, đạo hạnh và sự hiểu biết".

Sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, theo yêu cầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thầy về thủ đô Hà Nội với trọng trách mới trong cương vị lãnh đạo của Giáo hội và về trụ trì chùa Trấn Quốc từ đầu những năm tám mươi của thế kỷ hai mươi. Khi Thầy mới về, chùa cảnh còn đơn sơ vắng vẻ, lối vào chùa hai bên là cây dứa dại, quanh chùa cũng trồng cây dứa um tùm để chống xói mòn, vườn tháp ngổn ngang gạch, ngói vỡ, trên đất chùa còn hai hộ dân, ở nhờ đã nhiều năm... Từ khi về trụ trì, Thầy cất công tu bổ, sửa sang kè bao quanh ven đảo chùa để chống sạt lở, làm đường vào chùa, trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục công trình… Hai hàng cau trước cổng Thầy trồng, đã trở thành biểu tượng Tây Hồ trong tranh ảnh, thơ ca của bao thi nhân, nghệ sĩ. Vườn tháp mộ, Thầy trùng tu, trông cổ kính linh thiêng, Phật tử gần xa cúi đầu thành tâm cung kính cầu nguyện giác linh các bậc chân tu cao đăng Phật quốc, hộ trì đất nước bình an, nhà nhà, người người hạnh phúc.

Không chỉ dựng chùa, tạo cảnh, trong hoạt động của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thầy là bậc cao tăng uyên thâm, thầy dạy của nhiều lớp tăng tài, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Phân viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học….Trong cương vị lãnh đạo Giáo hội, Thầy là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội (Khi đó Hòa thượng Đệ nhị Pháp chủ thượng Tâm hạ Tịch làm Trưởng ban). Không chỉ có Đạo, với Đời, Thầy là người hoạt động rất tích cực, Thầy tham gia đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X; tham gia Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới thành phố Hà Nội và nhiều cương vị xã hội khác ở Trung ương, cũng như thành phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội. Ở lĩnh vực nào Thầy cũng nhất tâm, chí thành với nỗ lực hết mình, rất mẫu mực là tấm gương sáng được mọi người kính trọng, tin tưởng.

Những đóng góp của Thầy cho Đạo pháp và Dân tộc đã được Giáo hội và Nhà nước ghi nhận, hình ảnh của bậc Thầy khả kính phạm hạnh, nhân cách, giới đức, trí tuệ và đại nguyện của Thầy đã góp phần làm rõ nét vai trò và sứ mạng của Đức Như Lai trong thời kỳ vàng son của đất nước. Trong Giáo hội, Thầy là bậc lãnh đạo được đông đảo Tăng, Ni, Phật tử kính quý, ngưỡng mộ; với xã hội, Thầy là công dân gương mẫu tích cực vì sự nghiệp đại đoàn kết, vì sự phát triển của xã hội tiến bộ, Thầy đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác...

Con còn nhớ tại ngôi chùa Trấn Quốc này nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới đây cùng Thầy luận bàn về kế sách an dân, vững nước; nhiều tao nhân, mặc khách đã cùng thầy đàm đạo về dịch thuật, kinh điển giáo lý Phật đà, học thuật, thi ca, triết lý nhân sinh,…và cả những người nông dân tới xin Thầy dạy cho kỹ thuật làm nông nghiệp như trồng cây, giữ quả… ai cũng tìm thấy ở Thầy sự hài lòng và kính phục ở vốn sống đa dạng, kiến thức phong phú uyên thâm và sự nhiệt thành, ẩn tàng bên trong một con người bình dị mà cao quý!

Thật là:

"Trí cao, vững nước, yên dân

Trồng cây, hái quả, ai cần đều hay

Dịch kinh, viết sách, làm thầy

Tâm lành sáng mãi, việc hay để đời".

Chín năm Thầy đi xa, chín năm thiếu vắng Thầy, song trong con không quên những lời Thầy dạy, lúc nào con cũng khắc cốt ghi tâm lòng khoan dung độ lượng, giọng nói thân tình mà sâu sắc của Thầy. Vẫn biết rằng con phải cố gắng nhiều hơn nữa để thực hiện tâm nguyện của Thầy. Chín năm xa cách, chín năm nhớ thương. Đã hiểu luật vô thường nào ai tránh được. Trước giác linh Thầy, đôi dòng tưởng niệm thay nén tâm hương dâng Thầy nơi Cực lạc tịnh bang.

"Đỉnh lễ Tôn sư

Công đức cao dày

Danh thơm còn mãi

Cao tăng thời nay".

Nam mô Việt Nam Phật giáo Giáo hội Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch Thường trực, Ma ha Sa môn, Tỷ khiêu giới pháp húy Thích Kim Cương Tử, hiệu Thúy đồ Ba thành, Luật sư giác linh pháp không tọa hạ.

Chí tâm đỉnh lễ Tôn sư tam bái!

TT.Thích Thanh Nhã


Về Menu

Nghĩa Ân sư

Lì xì con cái nhìn nhé mạ ơi thư chưa ban ve nghiep chung va nghiep rieng cua moi Chùa giai thoai ve vi tam giao thien tang phat an dai vai net ve phap mon tinh do va hanh tri tinh do lß hoi ve gioi thu sau va gioi thu nam trong bat quan 佛陀会有情绪波动吗 thanh gandhi bÃ Æ câu chuyện về người hùng đằng sau Nguy cơ mất trí nhớ cao do tiểu đường お墓 更地 21 phật dạy chăn trâu Công dụng trị bệnh hỗ trợ sức khỏe Thiền và nghệ thuật bảo vệ hành tinh Hoài niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ chương ii thích ca thế tôn ï¾ ï¼ đôi ภะ 普提本無 Cẩn mùa dung dem ban nga cua minh de day con tre Kính áp tròng giúp gì cho sức khỏe Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ Chốn bồ đoàn ma Bốn năm Thầy về chốn chơn thường phật tử có nên đeo trang sức gắn hình tinh xa ngoc tam suy ngẫm về việc hiểu biết là con đường dẫn đến 佛說父母恩重難報經 KINH 唐朝的慧能大师 Phật giáo hay nho nhung viec can nho va quen nhung thu can chiec binh nut va nhung dieu ky dieu trong cuoc æ å¹³å º nhap truyen thong xuat gia bao hieu trong phat giao nam Mông sơn thí thực chùa vọng cung phật là giác ngộ