GNO - Khuynh hướng “chụp ảnh tự sướng” (dịch từ tiếng Anh, taking selfies) bằng điện thoại thông minh...

Nghiện “chụp ảnh tự sướng” có phải bất ổn tâm lý?

GNO - Khuynh hướng “chụp ảnh tự sướng” (dịch từ tiếng Anh, taking selfies) bằng điện thoại thông minh được cho là có liên quan đến các bất ổn tâm lý, làm cho người chụp ngày càng trở nên bị ám ảnh với ngoại hình của mình, theo các chuyên gia.

chup anh tu suong.jpg
“Chụp ảnh tự sướng” được cho là có liên quan đến các bất ổn tâm lý

Theo bác sĩ tâm lý học David Veal, 2/3 bệnh nhân tìm đến ông đều cho thấy các bất ổn về tâm lý vì sự gia tăng của xu hướng điện thoại có chức năng chụp ảnh khiến cho người sử dụng cứ chụp đi chụp lại hình ảnh của mình rồi đăng tải liên tục lên các trang mạng xã hội.

Câu hỏi đặt ra với các chuyên gia là liệu chụp ảnh tự sướng có gây ra bệnh tâm thần, gây nghiện, gây ra chứng yêu bản thân và tự sát hay không? - Một số chuyên gia cho rằng có và cảnh báo phụ huynh nên chú ý sát sao đến hoạt động của con em khi “lên mạng” (online) để tránh các hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Một trường hợp được ghi nhận là thanh niên 19 tuổi người Anh đã tự sát sau khi không thể chụp thành công một bức ảnh tự sướng như mình mong muốn. Cậu bị ám ảnh với việc phải chụp cho bằng được một bức ảnh tự sướng hoàn hảo và có ngày đã dành đến 10 giờ đồng hồ để chụp 200 bức ảnh tự sướng. Cậu này đã sút gần 12 ký, bỏ học và không bước ra khỏi nhà trong suốt 6 tháng để “đầu tư” cho việc chụp ảnh. Có lúc ngay sau khi thức dậy, cậu chụp liền 10 tấm. Nhưng sau đó cậu không hài lòng và tự sát bằng thuốc. May thay mẹ cậu đã phát hiện kịp thời.

Cậu chia sẻ với Tờ The Mirror rằng: “Cháu liên tục tìm kiếm một tấm ảnh tự sướng hoàn hảo cho chính mình nhưng cháu nhận ra mình không làm được, cháu muốn chết. Cháu mất hết bạn bè, không muốn học hành, sức khỏe suy kiệt và gần như mất hết mọi thứ trong cuộc sống”.

Đây là trường hợp được cho là ca nghiện chụp ảnh tự sướng đầu tiên của nước Anh và được chữa trị bằng liệu pháp chống nghiện công nghệ và bất ổn tinh thần do công nghệ mang lại.

Các chuyên gia y tế Anh quốc thông báo rộng rãi rằng nghiện các mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter là một bệnh lý và có hơn 100 bệnh nhân đang được điều trị mỗi năm.

Huệ Trần (Theo The Mirror)


Về Menu

Nghiện “chụp ảnh tự sướng” có phải bất ổn tâm lý?

お墓参り 文殊 二哥丰功效 thanh văn thừa thi hóa qua điệp khúc 118 Bồ Đề Tâm Không gian thiền tĩnh VÃ HT Thích Bích Lâm Tấm gương dấn thân CÃ ri chay ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう りんの音色 色登寺供养 随喜 饿鬼 描写 お仏壇 お供え 五戒十善 佛经讲 男女欲望 七五三 大阪 忍四 佛教教學 鎌倉市 霊園 別五時 是針 世界悉檀 必使淫心身心具断 Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa 供灯的功德 父母呼應勿緩 事例 市町村別寺院数順位 Làm dưa món nhung dia diem khong the bo qua khi di du lich tay ประสบแต ความด Tang lễ cố Ni trưởng Thích nữ Đạt 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 香炉とお香 ส วรรณสามชาดก 川井霊園 净土网络 浄土宗 2006 อ ตาต จอส 崔红元 Tạm biệt thầy nhà giáo nhà văn Võ 墓地の販売と購入の注意点 佛教算中国传统文化吗 梁皇忏法事 Tiêu Thiếu vitamin D có thể gây ra đau đầu Tin 福生市永代供養 ก จกรรมทอดกฐ น 緣境發心 觀想書 墓参り 仏壇 通販 金宝堂のお得な商品