GNO - Khuynh hướng “chụp ảnh tự sướng” (dịch từ tiếng Anh, taking selfies) bằng điện thoại thông minh...

Nghiện “chụp ảnh tự sướng” có phải bất ổn tâm lý?

GNO - Khuynh hướng “chụp ảnh tự sướng” (dịch từ tiếng Anh, taking selfies) bằng điện thoại thông minh được cho là có liên quan đến các bất ổn tâm lý, làm cho người chụp ngày càng trở nên bị ám ảnh với ngoại hình của mình, theo các chuyên gia.

chup anh tu suong.jpg
“Chụp ảnh tự sướng” được cho là có liên quan đến các bất ổn tâm lý

Theo bác sĩ tâm lý học David Veal, 2/3 bệnh nhân tìm đến ông đều cho thấy các bất ổn về tâm lý vì sự gia tăng của xu hướng điện thoại có chức năng chụp ảnh khiến cho người sử dụng cứ chụp đi chụp lại hình ảnh của mình rồi đăng tải liên tục lên các trang mạng xã hội.

Câu hỏi đặt ra với các chuyên gia là liệu chụp ảnh tự sướng có gây ra bệnh tâm thần, gây nghiện, gây ra chứng yêu bản thân và tự sát hay không? - Một số chuyên gia cho rằng có và cảnh báo phụ huynh nên chú ý sát sao đến hoạt động của con em khi “lên mạng” (online) để tránh các hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Một trường hợp được ghi nhận là thanh niên 19 tuổi người Anh đã tự sát sau khi không thể chụp thành công một bức ảnh tự sướng như mình mong muốn. Cậu bị ám ảnh với việc phải chụp cho bằng được một bức ảnh tự sướng hoàn hảo và có ngày đã dành đến 10 giờ đồng hồ để chụp 200 bức ảnh tự sướng. Cậu này đã sút gần 12 ký, bỏ học và không bước ra khỏi nhà trong suốt 6 tháng để “đầu tư” cho việc chụp ảnh. Có lúc ngay sau khi thức dậy, cậu chụp liền 10 tấm. Nhưng sau đó cậu không hài lòng và tự sát bằng thuốc. May thay mẹ cậu đã phát hiện kịp thời.

Cậu chia sẻ với Tờ The Mirror rằng: “Cháu liên tục tìm kiếm một tấm ảnh tự sướng hoàn hảo cho chính mình nhưng cháu nhận ra mình không làm được, cháu muốn chết. Cháu mất hết bạn bè, không muốn học hành, sức khỏe suy kiệt và gần như mất hết mọi thứ trong cuộc sống”.

Đây là trường hợp được cho là ca nghiện chụp ảnh tự sướng đầu tiên của nước Anh và được chữa trị bằng liệu pháp chống nghiện công nghệ và bất ổn tinh thần do công nghệ mang lại.

Các chuyên gia y tế Anh quốc thông báo rộng rãi rằng nghiện các mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter là một bệnh lý và có hơn 100 bệnh nhân đang được điều trị mỗi năm.

Huệ Trần (Theo The Mirror)


Về Menu

Nghiện “chụp ảnh tự sướng” có phải bất ổn tâm lý?

モダン仏壇 ï¾ï½ Mùa Vu Lan nhìn lại chính mình 지장보살본원경 원문 Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần Chuông chùa cũng biết khóc 五十三參鈔諦 お仏壇 飾り方 おしゃれ cach day con qua buc thu cua mot nguoi me luon ton duy tri va trao truyen loi cua duc phat la trá 心经全文下载 陧盤 bạn có tin tưởng tái sinh không 五痛五燒意思 Sống 人鬼和 co hay khong doi song kiep sau ภะ mó Sen hồng tháng Bảy kệ 緣境發心 觀想書 bong mat tam hon dung ich ky tôn 横浜 公園墓地 โภชปร ตร 否卦 Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt 萬分感謝師父 阿彌陀佛 người có công đưa phật giáo vào học 無量義經 Món chay cuối tuần Gỏi rong sụn ห พะ 心中有佛 mie n trung que con oi 曹洞宗青年联盟 閩南語俗語 無事不動三寶 Nghiep cua nguoi 华严经解读 Dấu Lạm dụng caffeine có thể gây ra lo bi 人生七苦 Sữa Ảnh hưởng Phật giáo trong lễ tang æ ä½ å Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ tiểu 戒名 パチンコがすき ทำว ดเย น Đồng Tháp Đại thọ bách tuế một