Phật giáo được xem là một trong những lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn. Thế nhưng, trong giới nghiên cứu khoa học Việt Nam hiện nay vẫn còn quá ít người quan tâm đến lĩnh vực này. Vì thế, để có được một người đam mê nghiên cứu Phật giáo là điều rất đáng trân trọng. Chúng tôi mang nỗi ưu tư này trò chuyện, chia sẻ với TS. Trần Hồng Liên, nhà nghiên cứu Phật giáo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dân tộc & Tôn giáo -Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ. Cô đã vui vẻ chuyện trò và trao đổi xung quanh vấn đề này.

	Nghiên cứu về Ni giới: một đề tài còn khá bỏ ngỏ

Nghiên cứu về Ni giới: một đề tài còn khá bỏ ngỏ

Phật giáo được xem là một trong những lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn. Thế nhưng, trong giới nghiên cứu khoa học Việt Nam hiện nay vẫn còn quá ít người quan tâm đến lĩnh vực này. Vì thế, để có được một người đam mê nghiên cứu Phật giáo là điều rất đáng trân trọng. Chúng tôi mang nỗi ưu tư này trò chuyện, chia sẻ với TS. Trần Hồng Liên, nhà nghiên cứu Phật giáo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dân tộc & Tôn giáo -Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ. Cô đã vui vẻ chuyện trò và trao đổi xung quanh vấn đề này.

PHÓNG VIÊN: Thưa, cơ duyên nào đưa cô đến với lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo?

- TS.TRẦN HỒNG LIÊN: Khi làm luận văn tốt nghiệp đại học, tôi chọn một đề tài khảo sát về tôn giáo tại một địa bàn cụ thể, một dạng nghiên cứu trường hợp (case study), thế là sau khi ra trường, vào Viện Nghiên cứu, tôi được đề nghị đi vào lĩnh vực Phật giáo. Do vốn đã có quan tâm từ trước, nên tôi nhận lời và từ đó tôi bắt đầu đi vào một lĩnh vực mà cho đến nay gắn bó với tôi đã gần nửa cuộc đời mình! Và cũng vì một lý do khác nữa, nếu nói theo giáo lý của nhà Phật, là vì tôi có nhân duyên với đạo Phật!

-Những quan điểm, nhận định của cô về vấn đề nghiên cứu Phật giáo? Hiện nay, giới học thuật nghiên cứu Phật giáo tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực nào? Thành tựu được gì?

- Tôi không dám có nhận định gì về vấn đề này, bởi vì Phật giáo là một tôn giáo mang tính thế giới, ngay cả quá trình Phật giáo vào Việt Nam đến nay cũng đã hơn 2.000 năm. Có quá nhiều vấn đề về Phật giáo cần được tìm hiểu, đi sâu, tùy theo từng góc độ của mỗi nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, một trong những vấn đề nổi bật nhất của giới nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam (PGVN), góp phần làm sáng tỏ một điều, dường như là nổi bật nhất của PGVN, đó là tinh thần nhập thế của Tăng Ni, Phật tử, xuyên suốt các giai đoạn lịch sử. Điều này, theo tôi, được quy định từ điều kiện khách quan của lịch sử nước nhà, mà cũng là từ trong cá tính, đặc trưng tộc người, chưa kể đến tính chất ấy đã có trong giáo lý Phật giáo!

Theo cô, những lĩnh vực nào mà các nhà nghiên cứu cần đi sâu tìm hiểu?

- Nghiên cứu lĩnh vực nào, theo tôi cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ cho đất nước và dân tộc, do vậy, tùy vào từng giai đọan lịch sử, yêu cầu của đất nước đặt ra mà đi sâu vào. Nếu là vấn đề Phật giáo thời hiện đại, theo tôi cần thiết nhận thức rõ đâu là những thuận lợi cơ bản mà PGVN đang có, đồng thời cũng tìm cho ra những hạn chế nào của Giáo hội PGVN, có thể là từ nguồn nhân lực, từ năng lực quản lý, từ sự tiếp thu chậm so với bước chuyển nhanh của thời đại. Từ đó mới có thể vươn lên, hòa nhập vào dòng phát triển chung.

-Riêng lĩnh vực nghiên cứu về Ni giới, ở nước ta hiện nay đã có được những công trình nào?

- Đây là một đề tài còn khá bỏ ngỏ. Từ lâu cũng đã có công trình đi sâu vào việc tìm hiểu danh tăng Việt Nam, người có công lớn chính là Thượng tọa Thích Đồng Bổn, chủ biên một công trình đồ sộ, hiện đã hoàn tất một phần. Phần còn lại, một trong số đó là công trình giới thiệu về những người Ni ở Việt Nam, đặc biệt là Ni ở Nam Bộ. Tôi cho đây là một ý tưởng mới mẻ và phù hợp với sự phát triển của PGVN. Khi chúng ta có điều kiện nhìn lại phía sau một cách đầy đủ, chính xác và công bằng hơn, cũng chính là lúc chúng ta có thể tiến về phía trước một cách vững chắc. Tôi cũng được biết đã có kỷ yếu viết về Sư trưởng Như Thanh, một bậc Ni trưởng có công lao lớn đối với việc thành lập Ni bộ Nam Việt vào những năm giữa thế kỷ XX, đó chính là một công trình có ý nghĩa vừa cho đạo pháp, vừa cho Ni giới. Gần đây, một quyển sách viết về Ni giới cũng đã được xuất bản, đó là quyển Hành trạng chư Ni Việt Nam của Tỳ kheo ni Thích Như Nguyệt.

-Vì sao nữ giới (kể cả giới tu sĩ) ít quan tâm nghiên cứu Phật giáo? Và những công trình nghiên cứu tôn giáo cũng ít quan tâm đến vai trò của nữ giới?

- Đây là một câu hỏi khó trả lời, bởi vì như chúng ta đã biết, tất cả những gì thành tựu được đều đòi hỏi có đủ nhân và duyên. Nếu như bối cảnh xã hội cùng với tâm lý, nhận thức của đại đa số về một vấn đề nào đó chưa được chín muồi, chưa thể đồng tình từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, thì vấn đề ấy, yếu tố ấy chưa thể thực hiện được.

Còn việc người tu có quan tâm nghiên cứu về mối đạo của mình hay không thì tôi cho là có, việc đi sâu tìm hiểu về tính uyên thâm trong một quyển kinh nào đó cũng là nghiên cứu, nhưng bởi vì đối với nhận thức của hành giả, của một đệ tử Phật, việc nghiên cứu chỉ để nghiên cứu không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì, vì đạo Phật là đạo của sự thực chứng. Cần phải thực hành những gì mình đã biết thì tốt hơn.

Tôn giáo cũng ít để phần riêng nghiên cứu sâu về nữ giới, theo tôi chính là từ quan niệm mang tính chung nhất hơn, đạo ra đời để phục vụ nhân sinh, trong đó không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, già trẻ… mà có thể vì vậy chúng ta ít thấy làm rõ vấn đề mang tính giới này chăng.

- Với tư cách là người nữ Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo, cô có lời khuyên nào đối với các thế hệ kế tiếp?

- Nhìn dưới nhãn quan của Phật giáo, tôi không cho mình là người nữ nghiên cứu đầu tiên về Phật giáo, dù có thể chỉ là Phật giáo Nam Bộ. Tôi cho rằng trong dòng chảy vô tận của lịch sử, không có sự bắt đầu và cũng không có sự kết thúc. Tôi cũng chỉ là một trong hàng triệu con người có suy nghĩ, chọn cho mình một lĩnh vực để có thể từ đó góp phần nhỏ vào sự vận hành chung của xã hội, của sự phát triển. Vì vậy, một khi chúng ta đều ý thức được điều đó, tùy vào nhân duyên của mỗi người, chúng ta sẽ biết rõ mình phải làm gì và cần làm gì cho từng giai đoạn lịch sử cũng như cho từng giai đoạn của cuộc đời mình! 

- Trong quá trình nghiên cứu Phật giáo, cô đã có dịp tiếp xúc và làm việc với nhiều vị danh ni. Xin cô kể về một vài kỷ niệm ấn tượng khi gặp gỡ một trong những vị ấy?

Có một điều làm tôi nhớ mãi, đó là dịp tôi đến gặp Sư trưởng Như Thanh để đề nghị việc nên làm một kỷ yếu về Người. Tôi cho rằng đây là dịp khơi gợi lại lịch sử một cách trung thực nhất, từ việc nêu lên hành trạng của một người, mà người ấy có gắn bó với nhiều sự kiện nổi bật của PGVN giai đoạn chấn hưng. Khi công trình được thực hiện, Sư trưởng mặc dù lúc ấy đã yếu, nhưng vẫn kiên trì ngồi dự họp vào mỗi sáng Chủ nhật tại chùa Huê Lâm, lắng nghe các biên tập viên đọc lại những sự kiện, thời gian họat động Phật sự của Ni trưởng. Đoạn nào chưa chính xác, Ni trưởng lên tiếng, đính chính và sửa ngay tại chỗ. Một thời gian sau, lúc đã ốm nặng, nhưng mỗi Chủ nhật, Ni trưởng vẫn kiên trì ngồi trên xe lăn, ra tại bàn để lắng nghe, chỉnh sửa cho việc biên tập kỷ yếu được hoàn mãn. Tinh thần nghiêm túc trong công việc là một tánh hạnh mà tôi cho rằng đó là một đức tính mà một nhà nghiên cứu cần tuân thủ.

Xin cảm ơn sự nhiệt tình, hoan hỷ của cô!


Về Menu

Nghiên cứu về Ni giới: một đề tài còn khá bỏ ngỏ

Bắt đầu từ tâm trạng khỏe 10 nghiệp lành mang lại phước đức chùa hòa thạnh chùa cây mít Hạnh nước mùi vị nước Nguyện to su chãƒæ 9 cách phát bồ đề tâm hấp Mì ăn liền không tốt cho tim mạch các nguyên tắc đạo đức của phật tử nguyện Thận lam the nao de chuyen nghiep Cây chùm bao tri thiê ý những điều cần biết về bệnh tiểu Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện ngung cot quat tu golgul temple mật vasumitra tÃÆ 1 dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo cua Hà quả bi quyet de co hanh phuc chi trong 15 phut moi 5 tan o thai lan Vu Khổ Chuyến quet gia tài thực thụ ngoại tình là kẻ sát nhân phá hủy hôn chùa nghĩa hương tưởng niệm tổ khai chùa ấn quang nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan viet tuc tuong niem hoa thuong thich quang buu 1944 miê n Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán ï¾ khoa Mít kho sả ớt món chay quê su 8 vấn đề sức khỏe thường được quan ï¾å cổ Vu Lan nhớ đến mẹ hiền an chay bon vien ngoc quy chet nguoi giá i bạn