Người ta hỏi Phật vậy chớchia sẻ cái “phước” chonhiều người thì phước đó có bớt đi không? Phật mỉm cười bảo: “Như lửa ở một ngọn đuốc, hàng trăm hàng ngàn người đến lấy lửa từ ngọn đuốc đó để soi sáng, để nấu ăn, thì lửa nơi ngọn đuốc kia vẫn y như cũ!”.

Ngọn lửa

Người ta hỏi Phật vậy chớ  chia sẻ cái “phước” cho  nhiều người thì phước đó có bớt đi không? Phật mỉm cười bảo: “Như lửa ở một ngọn đuốc, hàng trăm hàng ngàn người đến lấy lửa từ ngọn đuốc đó để soi sáng, để nấu ăn, thì lửa nơi ngọn đuốc kia vẫn y như cũ!”.

Dạy học chính là chia lửa! Nếu dạy học chỉ là trao truyền kiến thức không thôi thì kiến thức sẽ rất mau… lỗi thời,  rất mau cạn kiệt, nhất là trong một xã hội thông tin vô tận như hôm nay!
Nhưng để có thể chia lửa thì trước hết phải có… lửa! Muốn có lửa thì phải… tự đốt mình lên và phải có nguồn nhiên liệu bất tận nơi trái tim mình. Người thầy băng giá thì chỉ có thể truyền lạnh lẽo, giá băng. Người thầy máy móc chỉ có thể truyền những động tác. Còn người thầy truyền lửa thì lửa đôi khi có thể bốc cháy nhưng thường khi chỉ ngun ngún, âm ỉ, đợi một cơn gió bùng lên. André Maurois, viện sĩ hàn lâm Pháp nói đến kỹ năng “nhóm lửa” cho người bạn trẻ trong cuốn Lettres ouvertes à un jeun homme (Thư ngỏ gởi tuổi đôi mươi, Nguyễn Hiến Lê dịch): đó là hãy bắt đầu với những bùi nhùi, mạt cưa, những cành khô nho nhỏ, sau đó, khi ngọn lửa đã ngún rồi thì mới có thể nhen dần vào những thân cây to, nhờ đó mà giữ hơi nóng bền lâu, không bị tắt ngúm!

Ai cũng có những người thầy trong đời mình, đã nhen cho mình ngọn lửa ấm nồng, cách này hay cách khác. Người thầy đó không nhứt thiết dạy mình trên ghế nhà trường, trên bục giảng đường. Miễn là có một tần số để nhận ra ngọn lửa truyền trao, và nhen nhóm. Đến một lúc nào đó ta bỗng nhận ra “bán tự vi sư”- nửa chữ cũng thầy!
Khi còn là một nhóc con 11-12 tuổi ở một tỉnh lẻ, mỗi lần đau ốm, tôi đều một mình đến bác Hai Cương, một thầy thuốc Bắc nổi tiếng. Gặp bác là tôi thấy nhẹ bệnh hết một nửa rồi! Bác lớn tuổi lắm rồi, vậy mà ân cần hỏi han tôi, mời tôi ngồi, chậm rãi bắt mạch, chăm chú,  có khi chưa yên tâm còn vào tủ sách lấy một quyển to đùng ra đọc, nghiền ngẫm kỹ trước khi biên toa. Lúc hốt thuốc, còn cho tôi vài trái táo, một nhúm cam thảo, căn dặn cách sắc, cách uống! Khi tôi đậu vào “Y khoa Đại học đường Saigon”, còn nhớ ngày tựu trường, giáo sư khoa trưởng, bác sĩ Phạm Biểu Tâm đã ân cần nhắc nhở các tân sinh viên: Nghề y là một nghề cao quý nếu ta muốn cao quý, cũng là một nghề thấp hèn nếu ta muốn thấp hèn. Người thầy thuốc phải là người sinh viên suốt đời. Trong khi hành nghề, ta có thể đôi lần ân hận nhưng đừng bao giờ để phải hối hận! Cũng gần nửa thế kỷ rồi đó, vậy mà bọn học trò chúng tôi gặp nhau còn nhắc lời thầy!

Các ngành nghề khác cũng vậy thôi. Cái còn lại chính là ngọn lửa đã đựơc thầy  truyền trao, chia sẻ, ngọn lửa đã được tiếp nối từ ngọn đuốc của thầy. Lòng yêu nghề. Đạo đức nghề nghiệp. Tinh thần tự học…
Ngọn lửa không cần nói nhiều, không cần phải là những bài giảng hùng biện, bác học. Nhiều khi chỉ là sự “dung thông” giữa thầy và trò. Tần số có thể bắt được, một cách nào đó. Không cần kỹ thuật truyền thông hiện đại.


BS Đỗ Hồng Ngọc  


Về Menu

Ngọn lửa

kalachakra Lưu giữ ký ức Tết cho con cháu 上巽下震 Phận làm con theo lời Phật dạy 佛教蓮花 Ä n tấm อ มพชาดก ba gia tri dich thuc cua cuoc song ma chung ta can huà モダン仏壇 ก จกรรมทอดกฐ น Chảy đi sông ơi 20 tổ xà dạ đa jayata ba giá trị đích thực của cuộc sống An chay 蒋川鸣孔盈 Ăn chay và thưởng thức thiền trà Ăn chay một phương thức trị liệu 剎摩 คนเก ยจคร าน 閩南語俗語 無事不動三寶 Cỏ Ba và căn nhà cũ 二哥丰功效 佛頂尊勝陀羅尼 金宝堂のお得な商品 墓地の販売と購入の注意点 àn 供灯的功德 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 tùy bút Ơn thầy อ ตาต จอส làm sao để chấm dứt mọi mong cầu 文殊 精霊供養 Công dụng của măng tây 七五三 大阪 築地本願寺 盆踊り 世界悉檀 禅诗精选 อธ ษฐานบารม Duyên lành với khóa tu thiền thất thần chat ประสบแต ความด 佛教書籍 経典 an trú nơi cô tịch là thực hành của chua thien mu Ăn bông cải xanh để ngăn chặn ung thư tịnh can mang doi nguoi