Giác Ngộ - Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…

Ngôn ngữ của đá

Giác Ngộ - Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…

 

Ảnh minh hoạ từ Internet

Tình yêu, người ta thường ví von giống như sắt đá. Hoặc có người vẫn hay thề thốt rằng “dẫu sông cạn, đá mòn thì tình anh/em vẫn không đổi”. Đá trở thành một thực thể minh chứng, và được ước lệ về tính lâu bền của tình yêu.

Ở một khía cạnh khác, tác giả của ca khúc Phiến đá sầu đã hơn 2 lần hỏi: “…phiến đá có tình yêu không/…phiến đá có linh hồn không?” để chỉ cho một sự khắc khoải về tình yêu và sự chia xa. Ngôn ngữ của đá lúc này đã hoà quyện thành ngôn ngữ của một người vừa trải qua mất mát, thứ mất mát mang tên tình yêu. Đớn đau và nghi ngờ, đó là cảm giác của con người khi phải đối mặt với sự chia tay, hay sự phũ phàng của tình yêu: chia xa. Người đã hoá đá, bởi hồn người đã giá băng thì có khác chi tượng đá?

Và rồi, nếu được trải nghiệm thêm, ta lại được đối diện với một tâm hồn khác, nhân văn hơn: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau! (Trịnh Công Sơn). Sỏi đá, hay lòng người? Một người dẫu có thể một lúc nào đó hoá đá bởi những dập dồn của số phận và tình yêu thì cũng có lúc sẽ được tưới tẩm hạt giống yêu đương từ những tấm chân tình. Và thứ sỏi đá trong lòng người về sự đánh mất niềm tin cũng vậy, cũng sẽ có lúc ta thấy lòng mình cần một điểm tựa. Cần nhau ở một khía cạnh tình người chứ không phải chỉ là nhục cảm, là những rung động nam-nữ…


Ảnh minh hoạ

Còn cái đẹp của đá, cả về vẻ đẹp tự nhiên lẫn tinh anh của chất liệu và sự gắn kết nên đá chính là sự bền vững. Sự vững chãi mà đá hiến tặng cho con người sẽ làm tôn thêm vẻ dịu dàng, mềm mại của hoa. Vì vậy, đá và hoa, vẫn là cách ví von thật đẹp trong mối tương quan giữa âm và dương, giữa cứng và mềm. Tô điểm cho nhau để đẹp hơn, để cuộc sống không khô khan cũng không quá ướt át…

Tấn Khôi


Về Menu

Ngôn ngữ của đá

大集經 tuổi trẻ và vấn đề đến với đạo Thiền ï¾ 蹇卦详解 自悟得度先度人 佛教中华文化 行願品偈誦 KhÃƒÆ 一念心性 是 离开娑婆世界 白骨观 危险性 宾州费城智开法师的庙 除淫欲咒 住相 cau hoi lon cua cuoc doi Trò chuyện bên tách trà niå³ å Æ 一仏両祖 読み方 บวช 五藏三摩地观 佛说如幻三昧经 五痛五燒意思 Phật 간화선이란 大乘与小乘的区别 Tẩy 忉利天 同朋会運動 北海道 評論家 佛教与佛教中国化 ï½ 曹洞宗管長猊下 本 班禅达赖的区别 Lâm Đồng Tổ chức lễ đại Tam 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 お墓の墓地 霊園の選び方 放下凡夫心 故事 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 thưởng chậm Uống nhiều trà đá gây suy thận thiç bài học từ cuộc sống 大法寺 愛知県 vu lan 佛教名词 浄土真宗 お守り ç¾ 普提本無 念南無阿彌陀佛功德