Giác Ngộ - Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…

Ngôn ngữ của đá

Giác Ngộ - Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…

 

Ảnh minh hoạ từ Internet

Tình yêu, người ta thường ví von giống như sắt đá. Hoặc có người vẫn hay thề thốt rằng “dẫu sông cạn, đá mòn thì tình anh/em vẫn không đổi”. Đá trở thành một thực thể minh chứng, và được ước lệ về tính lâu bền của tình yêu.

Ở một khía cạnh khác, tác giả của ca khúc Phiến đá sầu đã hơn 2 lần hỏi: “…phiến đá có tình yêu không/…phiến đá có linh hồn không?” để chỉ cho một sự khắc khoải về tình yêu và sự chia xa. Ngôn ngữ của đá lúc này đã hoà quyện thành ngôn ngữ của một người vừa trải qua mất mát, thứ mất mát mang tên tình yêu. Đớn đau và nghi ngờ, đó là cảm giác của con người khi phải đối mặt với sự chia tay, hay sự phũ phàng của tình yêu: chia xa. Người đã hoá đá, bởi hồn người đã giá băng thì có khác chi tượng đá?

Và rồi, nếu được trải nghiệm thêm, ta lại được đối diện với một tâm hồn khác, nhân văn hơn: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau! (Trịnh Công Sơn). Sỏi đá, hay lòng người? Một người dẫu có thể một lúc nào đó hoá đá bởi những dập dồn của số phận và tình yêu thì cũng có lúc sẽ được tưới tẩm hạt giống yêu đương từ những tấm chân tình. Và thứ sỏi đá trong lòng người về sự đánh mất niềm tin cũng vậy, cũng sẽ có lúc ta thấy lòng mình cần một điểm tựa. Cần nhau ở một khía cạnh tình người chứ không phải chỉ là nhục cảm, là những rung động nam-nữ…


Ảnh minh hoạ

Còn cái đẹp của đá, cả về vẻ đẹp tự nhiên lẫn tinh anh của chất liệu và sự gắn kết nên đá chính là sự bền vững. Sự vững chãi mà đá hiến tặng cho con người sẽ làm tôn thêm vẻ dịu dàng, mềm mại của hoa. Vì vậy, đá và hoa, vẫn là cách ví von thật đẹp trong mối tương quan giữa âm và dương, giữa cứng và mềm. Tô điểm cho nhau để đẹp hơn, để cuộc sống không khô khan cũng không quá ướt át…

Tấn Khôi


Về Menu

Ngôn ngữ của đá

人生是 旅程 風景 自悟得度先度人 Tham 中国渔民到底有多强 Ð Ð Ð 四十二章經全文 忉利天 永宁寺 y nghia bo ben kia 轉識為智 淨空法師 李木源 著書 y nghia cua nghi le Làm 06 chương 6 nhẫn nhục ペット供養 妙性本空 无有一法可得 佛教与佛教中国化 y nghia mau ao trang 盂蘭盆会 応慶寺 tín bai 五藏三摩地观 พนะปาฏ โมกข 宗教信仰 不吃肉 止念清明 轉念花開 金剛經 Tiểu sử HT Thích Huệ Hà 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Kính 赞观音文 观音 散杖 一念心性 是 Đồng บวช 修妬路 若我說天地 そうとうしゅう Thiền お仏壇 お手入れ Những bóng hồng của dinh Độc Lập î Thanh đạm đậu phụ xào giá 阿罗汉需要依靠别人的记别 在空间上 chan Tuệ duyen 佛說父母恩重難報經 五重玄義 康 惡 quan song hay bo be