GNO - Ngủ quá ít gây ra nguy cơ đối với tiểu đường, huyết áp cao, giảm năng suất làm việc, tai nạn...

Ngủ bao nhiêu là đủ: Khuyến nghị mới từ nghiên cứu

GNO - Một hướng dẫn mới do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Hoa Kỳ (The National Sleep Foundation - NSF) phát hành vào ngày 2-2 vừa qua đã bổ sung thêm những khuyến nghị về thời gian ngủ tốt nhất dành cho trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành và trung niên.

sleep.jpg
Theo khuyến nghị, trẻ em có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều hơn người lớn

Trước đây, tổ chức này chỉ đưa ra những lời khuyên về thời gian ngủ cho người trưởng thành nói chung. Nhìn chung, nhóm đối tượng được đề cập rộng hơn và thời gian ngủ ở một số nhóm đối tượng có điều chỉnh là điểm nổi bật của Hướng dẫn mới này.

Để đưa ra được bảng hướng dẫn này, đội ngũ các chuyên gia đã xem xét lại hơn 300 nghiên cứu khoa học về giấc ngủ, gồm những nghiên cứu về tác động của việc quá ngủ ít hoặc quá nhiều lên sức khỏe được tiến hành trong giai đoạn 2004-2014.

Dưới đây là lời khuyên về thời gian ngủ mỗi ngày dành cho các nhóm tuổi, theo Hướng dẫn mới này:

        - Trẻ sơ sinh cho đến 3 tháng tuổi: từ 14-17 giờ (so với trước đây là 12-18 giờ)

      - Trẻ từ 4-11 tháng tuổi: từ 12-15 giờ (so với trước đây là 14-15 giờ)

       - Trẻ từ 1-2 tuổi: từ 11-14 giờ (trước đây là 12-14 giờ)

       - Trẻ từ 3-5 tuổi: từ 10-13 giờ (trước đây là từ 11-13 giờ)

        - Trẻ từ 6-13 tuổi: từ 9-11 giờ (trước đây là 10-11 giờ)

        - Từ 14-17 tuổi: từ 8-10 giờ (trước đây là từ 8,5-9,5 giờ)

        - Từ 18-25 tuổi: từ 7-9 giờ (nhóm tuổi vừa được bổ sung)

       - Từ 26-64 tuổi: từ 7-9 tiếng (như khuyến nghị trước đây)

        - Từ 65 tuổi trở lên: từ 7-8 tiếng (nhóm tuổi vừa được bổ sung)

Bảng khuyến nghị này giúp cho mỗi người lập kế hoạch về thời gian ngủ nghỉ của mình để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất, theo ông David Cloud - giám đốc điều hành NSF. Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc tổ chức này cũng cho biết thêm: Một cách tự nhiên, sẽ có một số người ngủ ngắn hơn hay dài hơn so với khuyến nghị nhưng cũng không có tác động lớn nào đến sức khỏe.

Do vậy, NSF khẳng định khuyến nghị ở từng nhóm đối tượng có thể cũng không thích hợp với tất cả mọi cá nhân thuộc nhóm đối tượng đó.

Ví dụ, dù NSF khuyên người từ 26-64 tuổi nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày nhưng có người lại ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc hơn 10 tiếng thì mới phù hợp.

Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, người có thời gian ngủ quá khác biệt với khuyến nghị về thời gian ngủ bình thường (như nêu trên) có thể là do ý chí mong muốn chủ quan của bản thân hoặc do bất ổn nghiêm trọng nào đó của sức khỏe.

Ngủ quá ít gây ra nguy cơ đối với tiểu đường, huyết áp cao, giảm năng suất làm việc, tai nạn khi lao động, khi tham gia giao thông. Ngủ quá nhiều lại là nguy cơ cho các bệnh tim mạch và chết yểu.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Ngủ bao nhiêu là đủ: Khuyến nghị mới từ nghiên cứu

Ăn uống ngủ nghỉ như thế nào để Ngày xuân đọc Nguyện cầu của Vũ TT Huế Lễ húy nhật Tổ khai sơn chùa Có nỗi nhớ không mang tên để có một mùa xuân Ăn uống như thế nào để kéo dài tuổi điểm tựa tâm linh giữa quần đảo Giàu có Lý Thái Tổ với Phật giáo Rau cải thực phẩm làm giảm tác hại giới là nền tảng con đường thanh tịnh Mẹ tuyen tap 10 bai so 134 cư sĩ nguyễn văn hiếu 1896 phat tu tre nhan giai thuong vi cong dong hÃƒÆ n Hạt điều giúp chống suy nhược tinh tâm biết đủ là người giàu nhất 7 tác hại của việc bỏ bữa ăn sáng buông bỏ 7 điều nàyđể có cuộc sống tu phật trong cuộc sống thường ngày Cuộc đời huyền bí của thiền sư có Sắc trắng mùa dai thap sanchi chùa đục chuyen do canh ba chùa bắc ái tin và sống theo định luật nhân quả huà hay quang ganh lo di va vui song tong quan ve du gia hanh tong mẹ dạy con gái hạnh phúc là biết Nhà giáo Trần Phương Lan đã ra đi Và thiên thu phÃp tích cực thu suy tu ve hai mat cua tri thuc nhan mua world cup lạt ma lạm ta tu từ những thị phi cuộc đời hay song va yeu thuong vi cuoc doi nay ngan lam cây gßi về giáo lý của phật giáo nguyên thủy Mùi hương nếp âu chuyện mồ mả và niềm tin của người thay nghiem thuan voi trang dien tu vuon hoa Trường trung học chuyên khoa Bưởi 1908