Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói hãy sống và phát triễn với đặc tánh thiện và hành thiện, bằng tâm hồn rảnh rang thong thả vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm
Ngũ Căn

Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói : hãy sống và phát triễn với đặc tánh thiện và hành thiện, bằng tâm hồn rảnh rang thong thả "vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm".  
Nếu, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc là những pháp căn bản hiện tại, có giá trị cao và có đủ cơ năng để giúp người tu tập, biết sống tỉnh thức, sống chánh niệm trong hiện tại, thì Ngũ căn và Ngũ lực cũng là hai pháp môn quan trọng, thực tiển để giúp người tu tập có thể thăng tiến trên bước đường tu hành.


Ngũ căn là 5 quyền năng : Tín Căn, Tấn Căn, Niệm Căn, Định Căn và Tuệ Căn, nói vắn tắt là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Ngũ căn là năm căn lành được trình bày trong 37 phẩm trợ đạo, và còn được gọi là Ngũ thiện căn. Trong Duy thức cũng có Ngũ căn, nhưng là năm giác quan được trình bày theo thứ tự như sau : nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn, thân căn.

Ngũ thiện căn gồm có :

Tín căn : là lòng tin tưởng thật vững chắc, dùng trí tuệ để xét đoán việc mình làm và không tin tưởng một cách mù quáng.

Tấn căn : là ý chí kiên trì để làm năng lực dũng mảnh, tiến lên con đường đạo pháp. Càng học hỏi thì càng hăng say, càng thêm sức lực và càng phấn chí không bao giờ dừng lại.

Niệm căn : là sự ghi nhớ. Đối với người tu tập, trì giới là một điều tối quan trọng cho việc thành công hay thất bại trên con đường tu đạo, do đó, nên, luôn luôn, ghi nhớ những quy luật nầy.

Định căn : là lắng tâm yên tịnh để chuyên chú vào chánh pháp mà dụng tâm tu tập và được phân ra làm ba loại định :

An trụ định : là để tâm an trụ vào định cảnh, đừng cho tán loạn thì phiền não sẽ được tiêu trừ.

Dẫn phát định : nếu có thể đoạn sạch phiền não thì phát sinh các công đức thù thắng.

Thành sở tác sự định: khi đã phát khởi các công đức thì nên làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, giúp họ hướng về giải thoát giác ngộ.

Huệ căn : là trí tuệ sáng suốt để hiểu biết sự vật như thật. Tiến trình Thiền tập luôn luôn gồm có : Chánh niệm, Định, Huệ, vì vậy nếu Định không có thì Huệ không thể phát sinh, nói một cách khác : nếu không bình tĩnh suy nghĩ, thì nhất định không thể xử sự sáng suốt đuợc.

Đức Phật nói : cần phải giữ thăng bằng giữa Tín và Huệ, Tấn cân đối với Định. Nếu Tín quá mạnh, Huệ quá yếu thì trở nên mê tín, quá khích, dễ đi lạc vào tà kiến. Còn nếu Huệ quá nhiều, Tín quá ít thì trở nên, lý luận nhiều mà không thực hành vì lòng Tin chưa vững, tinh tấn chưa có.

Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đứng trong mọi hoàn cảnh, người biết tận dụng tâm trí, khai thác tận dụng những khả năng của mình trong việc tu tập, là người hiểu được đạo Phật, hiểu được mục đích của đạo Phật, hiểu được giá trị thiết thực của đạo Phật đối với cuộc sống.

 


Về Menu

ngũ căn ngu can tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Chính thức khai trương Việt chay ส งขต 曹洞宗管長猊下 本 达赖和班禅有啥区别 木を叩く 宗教 tướng mạo æ ä½ å 南懷瑾 能令增长大悲心故出自哪里 フォトスタジオ 中百舌鳥 皈依的意思 Dẫu tháng bảy qua 不可信汝心 汝心不可信 お仏壇 飾り方 おしゃれ ç ær Thầy Quả ト妥 ç Vị đại sư sáng lập Tịnh Độ tông và 五十三參鈔諦 ï¾ å bí quyết để có hạnh phúc chỉ trong 15 既濟卦 所住而生其心 般若心経 読み方 区切り Ç vài suy nghĩ về việc đi chùa của tuổi 人生是 旅程 風景 PhÃƒÆ p お墓 更地 心中有佛 henry steel olcott và phong trào phục hưng Tây ทำว ดเย น giáo dục thiếu nhi từng độ tuổi theo ÐÑÑ 根本顶定 phÃƒÆ trang hai người không hợp tuổi có nên lấy 無分別智 天风姤卦九二变 hiểu như thế nào về kiến tánh khởi Vu Lan nhớ đến mẹ hiền xanh Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 怎么面对自己曾经犯下的错误 陀羅尼被 大型印花