Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói hãy sống và phát triễn với đặc tánh thiện và hành thiện, bằng tâm hồn rảnh rang thong thả vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm
Ngũ Căn

Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói : hãy sống và phát triễn với đặc tánh thiện và hành thiện, bằng tâm hồn rảnh rang thong thả "vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm".  
Nếu, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc là những pháp căn bản hiện tại, có giá trị cao và có đủ cơ năng để giúp người tu tập, biết sống tỉnh thức, sống chánh niệm trong hiện tại, thì Ngũ căn và Ngũ lực cũng là hai pháp môn quan trọng, thực tiển để giúp người tu tập có thể thăng tiến trên bước đường tu hành.


Ngũ căn là 5 quyền năng : Tín Căn, Tấn Căn, Niệm Căn, Định Căn và Tuệ Căn, nói vắn tắt là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Ngũ căn là năm căn lành được trình bày trong 37 phẩm trợ đạo, và còn được gọi là Ngũ thiện căn. Trong Duy thức cũng có Ngũ căn, nhưng là năm giác quan được trình bày theo thứ tự như sau : nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn, thân căn.

Ngũ thiện căn gồm có :

Tín căn : là lòng tin tưởng thật vững chắc, dùng trí tuệ để xét đoán việc mình làm và không tin tưởng một cách mù quáng.

Tấn căn : là ý chí kiên trì để làm năng lực dũng mảnh, tiến lên con đường đạo pháp. Càng học hỏi thì càng hăng say, càng thêm sức lực và càng phấn chí không bao giờ dừng lại.

Niệm căn : là sự ghi nhớ. Đối với người tu tập, trì giới là một điều tối quan trọng cho việc thành công hay thất bại trên con đường tu đạo, do đó, nên, luôn luôn, ghi nhớ những quy luật nầy.

Định căn : là lắng tâm yên tịnh để chuyên chú vào chánh pháp mà dụng tâm tu tập và được phân ra làm ba loại định :

An trụ định : là để tâm an trụ vào định cảnh, đừng cho tán loạn thì phiền não sẽ được tiêu trừ.

Dẫn phát định : nếu có thể đoạn sạch phiền não thì phát sinh các công đức thù thắng.

Thành sở tác sự định: khi đã phát khởi các công đức thì nên làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, giúp họ hướng về giải thoát giác ngộ.

Huệ căn : là trí tuệ sáng suốt để hiểu biết sự vật như thật. Tiến trình Thiền tập luôn luôn gồm có : Chánh niệm, Định, Huệ, vì vậy nếu Định không có thì Huệ không thể phát sinh, nói một cách khác : nếu không bình tĩnh suy nghĩ, thì nhất định không thể xử sự sáng suốt đuợc.

Đức Phật nói : cần phải giữ thăng bằng giữa Tín và Huệ, Tấn cân đối với Định. Nếu Tín quá mạnh, Huệ quá yếu thì trở nên mê tín, quá khích, dễ đi lạc vào tà kiến. Còn nếu Huệ quá nhiều, Tín quá ít thì trở nên, lý luận nhiều mà không thực hành vì lòng Tin chưa vững, tinh tấn chưa có.

Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đứng trong mọi hoàn cảnh, người biết tận dụng tâm trí, khai thác tận dụng những khả năng của mình trong việc tu tập, là người hiểu được đạo Phật, hiểu được mục đích của đạo Phật, hiểu được giá trị thiết thực của đạo Phật đối với cuộc sống.

 


Về Menu

ngũ căn ngu can tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

持咒 出冷汗 Ăn chay là chìa khóa dẫn đến hạnh 横浜 公園墓地 Lễ húy kỵ Tổ sư khai sơn Thiên thực dưỡng Phật giáo Phật giáo Người bị tiểu đường nên ăn ít buổi 梵僧又说 我们五人中 单三衣 chú tuÇ บทสวด là ŠCà phê không làm não bộ hoạt bát hơn 百工斯為備 講座 Những mảnh chiều rơi trước Phú ï¾ ï¼ Húy Nhà thiền ï¾ ï¼ 寺院 hoc nhiệt độ trái đất gia tăngbăng tan ở tuyến giáp ï¾ å thay doi tam thai de thay doi cuoc doi 心中有佛 Đi mua đặc sản Đặc sản tàu hủ ky Pháp สรนาาใสย สงขฝลล 貪 嗔 癡 慢 人生是 旅程 風景 Hãy thương mẹ nhiều hơn bước an nhiên Ngọn đền tháng tư Chữa 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 cổ bài học ý nghĩa về chuyện フォトスタジオ 中百舌鳥 phat Bảy loại gia vị và thảo mộc chống ung quan 五痛五燒意思 nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu Dau Þ gap mot thoang nho que xua