Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói hãy sống và phát triễn với đặc tánh thiện và hành thiện, bằng tâm hồn rảnh rang thong thả vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm
Ngũ Căn

Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói : hãy sống và phát triễn với đặc tánh thiện và hành thiện, bằng tâm hồn rảnh rang thong thả "vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm".  
Nếu, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc là những pháp căn bản hiện tại, có giá trị cao và có đủ cơ năng để giúp người tu tập, biết sống tỉnh thức, sống chánh niệm trong hiện tại, thì Ngũ căn và Ngũ lực cũng là hai pháp môn quan trọng, thực tiển để giúp người tu tập có thể thăng tiến trên bước đường tu hành.


Ngũ căn là 5 quyền năng : Tín Căn, Tấn Căn, Niệm Căn, Định Căn và Tuệ Căn, nói vắn tắt là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Ngũ căn là năm căn lành được trình bày trong 37 phẩm trợ đạo, và còn được gọi là Ngũ thiện căn. Trong Duy thức cũng có Ngũ căn, nhưng là năm giác quan được trình bày theo thứ tự như sau : nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn, thân căn.

Ngũ thiện căn gồm có :

Tín căn : là lòng tin tưởng thật vững chắc, dùng trí tuệ để xét đoán việc mình làm và không tin tưởng một cách mù quáng.

Tấn căn : là ý chí kiên trì để làm năng lực dũng mảnh, tiến lên con đường đạo pháp. Càng học hỏi thì càng hăng say, càng thêm sức lực và càng phấn chí không bao giờ dừng lại.

Niệm căn : là sự ghi nhớ. Đối với người tu tập, trì giới là một điều tối quan trọng cho việc thành công hay thất bại trên con đường tu đạo, do đó, nên, luôn luôn, ghi nhớ những quy luật nầy.

Định căn : là lắng tâm yên tịnh để chuyên chú vào chánh pháp mà dụng tâm tu tập và được phân ra làm ba loại định :

An trụ định : là để tâm an trụ vào định cảnh, đừng cho tán loạn thì phiền não sẽ được tiêu trừ.

Dẫn phát định : nếu có thể đoạn sạch phiền não thì phát sinh các công đức thù thắng.

Thành sở tác sự định: khi đã phát khởi các công đức thì nên làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, giúp họ hướng về giải thoát giác ngộ.

Huệ căn : là trí tuệ sáng suốt để hiểu biết sự vật như thật. Tiến trình Thiền tập luôn luôn gồm có : Chánh niệm, Định, Huệ, vì vậy nếu Định không có thì Huệ không thể phát sinh, nói một cách khác : nếu không bình tĩnh suy nghĩ, thì nhất định không thể xử sự sáng suốt đuợc.

Đức Phật nói : cần phải giữ thăng bằng giữa Tín và Huệ, Tấn cân đối với Định. Nếu Tín quá mạnh, Huệ quá yếu thì trở nên mê tín, quá khích, dễ đi lạc vào tà kiến. Còn nếu Huệ quá nhiều, Tín quá ít thì trở nên, lý luận nhiều mà không thực hành vì lòng Tin chưa vững, tinh tấn chưa có.

Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đứng trong mọi hoàn cảnh, người biết tận dụng tâm trí, khai thác tận dụng những khả năng của mình trong việc tu tập, là người hiểu được đạo Phật, hiểu được mục đích của đạo Phật, hiểu được giá trị thiết thực của đạo Phật đối với cuộc sống.

 


Về Menu

ngũ căn ngu can tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

修妬路 vi thien su viet lung danh the ky 17 vội vi sao chung ta so toi phuoc 1989 chỉ trăm bước nữa là thành công số thay đổi cách nhìn phiền não bằng con Âm vang cuộc tự thiêu của Bồ tát chÙa Thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời dễ an lạc với nhân cách tự tại sao phật tử phải đến chùa tụng là thầy Uống rượu nhiều dễ gây ung thư hanh xu cua nguoi xuat gia Buông bỏ huế kinh ngạc tượng thiền sư giống Tự trò chơi súc sắc phat nguyen tho bo tat cÃn tinh túy một mùa sen 八吉祥 yeu to mat giao trong hai thoi cong phu tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la Những câu chuyện về loài hoa vạn thọ cà o luâ n ba n vê ranh giơ i giư a mê va tổ sư liễu quán doi nguoi cang tranh gianh cang mat di Có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ quả và  à ŠĐất Phát hiện cách làm giảm di căn tế bào bài học phật pháp cho người phật tử phật giáo cÃÆn vi sao nguoi dan bhutan khong so chet kien tri tin tam vao phat Khu biệt giam Chín hầm của họ Ngô Đình Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về Về nghe tháng Ba võ song don gian Giá trị của việc ở sạch hanh phuc cua doi nguoi Đóa hoa giữa bùn lầy mạ