Bồ Tát có khi thị hiện là một người tốt để hầu giúp chúng ta vững trãi, không thối thất tâm bồ đề cũng có khi thị hiện là người ác để giúp kẻ đang bị mắc kẹt trong khi tu tập Cái tốt hay cái ác của Bồ tát đều mong giúp chúng ta thẳng tiến trên con đường
Người bạn tốt Đề-bà-đạt-đa

Bồ Tát có khi thị hiện là một người tốt để hầu giúp chúng ta vững trãi, không thối thất tâm bồ đề; cũng có khi thị hiện là người ác để giúp kẻ đang bị mắc kẹt trong khi tu tập. Cái tốt hay cái ác của Bồ tát đều mong giúp chúng ta thẳng tiến trên con đường giải thoát.


 

Đọc qua lịch sử chúng ta biết nhiều về hạnh động thù nghịch của Đề-bà-đạt-đa đối với đức Phật như thế nào. Không phải chỉ xảy ra trong thời đức Phật còn tại thế mà còn lắm nhiều kiếp khác nữa. Ông tạo cơ mưu ám hại giết chết Phật, bày chước độc, phỉ báng thanh danh. Tiền thân Đề-bà-đạt-đa là người xấu, xan lẫn kinh pháp, trao đổi kinh pháp với giá quá đắt, luôn là nhân vật đối nghịch, đối kháng, ra sức hãm hại Bồ tát (tiền thân của đức Phật). Tuy nhiên, trong phẩm Đề-bà-đạt-đa, kinh Pháp Hoa, thì đức Phật lại xem Đề-bà-đạt-đa là người bạn tốt, là bậc thiện tri thức, là người bạn không thể thiếu trên bước đường tu tập để đạt giác ngộ của mình.

Điều chính mà chúng ta luận bàn ở đây không phải nói tới những điều bất thiện, hành động thù nghịch của Đề-bà-đạt-đa mà chính là sử dụng cái không đẹp, không tốt ấy vào quá trình tu học để đạt giải thoát của mình. Có thể ví những hành động của Đề-bà-đạt-đa là rác, là phân thì hoa nở (tượng trưng cho sự giác ngộ) cần phải có rác, có phân. Hoa có nở đẹp cuộc đời hay không là nhờ rác dơ, phân bẩn đó. Vì thế mới có câu: Phiền não tức Bồ đề. Muốn thành chánh quả không thể chốn chạy nghịch cảnh. Một mình lập am, lập cốc, đóng của luyện tu, chánh quả ắt khó thành.

Đã là cuộc đời luôn có mâu thuẫn, luôn có thuận duyên và nghịch duyên. Có thiện thì có ác, có tốt thì có xấu, ngoại cảnh hay tự thân đều cùng chung quy luật ấy. Đừng nghĩ rằng mình làm thiện thì luôn có cái thiện cái tốt đến ngay với mình, và đừng cầu mong chuyện không may, kẻ ác tránh xa mình. Nhân quả trong Phật giáo không phải quá đơn giản như người ta tưởng, nó vận hành theo nhịp độ thời gian nên làm cho nhân quả khác thời, khác giống và không cố định.

Có lửa cao mới biết tuổi vàng, có chở nặng mới biết sức mạnh của con long tượng. Có kẻ ác như Đề-bà-đạt-đa thì sức tinh tấn của chư Phật trong quá khứ, sức nhẫn nhục của chư Phật ở hiện tại mới thành tựu đến đỉnh cao: "Ba-la-mật". Nếu người biết học đạo, kẻ ác cũng có thể là thầy ta được. Ta sẽ học với họ cái mà ta vĩnh viễn phải chừa.

Khi thực tập tu, chúng ta không nên lựa chọn bạn để tu, hãy xem việc người hiền ở với mình, hay ai đó khắc khẩu ở với mình là điều bình thường. Chúng ta luôn có khuynh hướng chọn bạn để học, để tu; chọn người nào đó hợp tính với mình, người nào đó mà mình thấy thương, có cảm tình; còn kẻ nào khó chịu, không hợp với nhãn quan của mình, thì mình tránh xa. Thế thì làm sao có thể thực tập hạnh nhẫn nhục hay thực tập hạnh từ bi cho được.

Nếu còn thấy người an ủi vỗ về, giúp đỡ là người ơn; còn người thử thách, la mắng là kẻ phá hại; còn thấy người ơn, kẻ hại là còn thấy hai. Mà còn thấy hai thì không thể nào nhận ra tri kiến Phật như kinh Pháp hoa đã dạy. Ta thường chê phân là hôi thúi, nhưng để có hoa nở làm đẹp cuộc đời thì không thể thiếu phân được.

Bồ Tát có khi thị hiện là một người tốt để hầu giúp chúng ta vững trãi, không thối thất tâm bồ đề; cũng có khi thị hiện là người ác để giúp kẻ đang bị mắc kẹt trong khi tu tập. Cái tốt hay cái ác của Bồ tát đều mong giúp chúng ta thẳng tiến trên con đường giải thoát. Cái nhìn còn có sự phân biện giữa thiện hạnh và nghịch hạnh thì chưa thể tiến tới tri kiến Phật, chưa thể công thành quả mãn. Vì thế, đức Phật đã nói Đề-bà-đạt-đa là thiện tri thức, là người bạn tốt của Ngài không chỉ trong đời này mà còn nhiều kiếp trước nữa. Nhờ có thiện tri thức Đề-bà-đạt-đa mà đức Phật viên mãn công hạnh Bồ tát, được thành Phật.

Vì thế, trên con đường tu học của mình, nếu có một Đề-bà-đạt-đa thứ hai, thứ ba... thì hãy xem đó là một sự may mắn, đó là người bạn tốt để mình tiến nhanh trên con đường giải thoát vậy.

 


Về Menu

người bạn tốt đề đạt đa nguoi ban tot de ba

đề 横江仏具のお手入れ方法 菩提寺の高齢の東堂が亡くなりました 一真法界 ペット供養 Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần 4 loại thực phẩm tốt cho tim mạch フォトスタジオ 中百舌鳥 chuong i 离开娑婆世界 般若蜜 大集經 พนะปาฏ โมกข 一仏両祖 読み方 念南無阿彌陀佛功德 steve jobs dinh nghiep nhu nhung dau 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 提等 tuổi trẻ và vấn đề đến với đạo 既濟卦 首座 Cuộc đời tận hiến 禮佛大懺悔文 有人願意加日我ㄧ起去 trà TẠ在荐福寺学习过的当代诗人 tà nh thẠy muốn Pha trà Masala Chai Ấn Độ 七之佛九之佛相好大乘 Ä 静坐 ÄÆ 还愿怎么个还法 æ ä½ å 唐朝的慧能大师 建菩提塔的意义与功德 八吉祥 四重恩是哪四重 淨空法師 李木源 著書 çš khúc 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 五痛五燒意思 班禅达赖的区别 鼎卦 ¹ 演若达多 持咒 出冷汗 å å