Bồ Tát có khi thị hiện là một người tốt để hầu giúp chúng ta vững trãi, không thối thất tâm bồ đề cũng có khi thị hiện là người ác để giúp kẻ đang bị mắc kẹt trong khi tu tập Cái tốt hay cái ác của Bồ tát đều mong giúp chúng ta thẳng tiến trên con đường
Người bạn tốt Đề-bà-đạt-đa

Bồ Tát có khi thị hiện là một người tốt để hầu giúp chúng ta vững trãi, không thối thất tâm bồ đề; cũng có khi thị hiện là người ác để giúp kẻ đang bị mắc kẹt trong khi tu tập. Cái tốt hay cái ác của Bồ tát đều mong giúp chúng ta thẳng tiến trên con đường giải thoát.


 

Đọc qua lịch sử chúng ta biết nhiều về hạnh động thù nghịch của Đề-bà-đạt-đa đối với đức Phật như thế nào. Không phải chỉ xảy ra trong thời đức Phật còn tại thế mà còn lắm nhiều kiếp khác nữa. Ông tạo cơ mưu ám hại giết chết Phật, bày chước độc, phỉ báng thanh danh. Tiền thân Đề-bà-đạt-đa là người xấu, xan lẫn kinh pháp, trao đổi kinh pháp với giá quá đắt, luôn là nhân vật đối nghịch, đối kháng, ra sức hãm hại Bồ tát (tiền thân của đức Phật). Tuy nhiên, trong phẩm Đề-bà-đạt-đa, kinh Pháp Hoa, thì đức Phật lại xem Đề-bà-đạt-đa là người bạn tốt, là bậc thiện tri thức, là người bạn không thể thiếu trên bước đường tu tập để đạt giác ngộ của mình.

Điều chính mà chúng ta luận bàn ở đây không phải nói tới những điều bất thiện, hành động thù nghịch của Đề-bà-đạt-đa mà chính là sử dụng cái không đẹp, không tốt ấy vào quá trình tu học để đạt giải thoát của mình. Có thể ví những hành động của Đề-bà-đạt-đa là rác, là phân thì hoa nở (tượng trưng cho sự giác ngộ) cần phải có rác, có phân. Hoa có nở đẹp cuộc đời hay không là nhờ rác dơ, phân bẩn đó. Vì thế mới có câu: Phiền não tức Bồ đề. Muốn thành chánh quả không thể chốn chạy nghịch cảnh. Một mình lập am, lập cốc, đóng của luyện tu, chánh quả ắt khó thành.

Đã là cuộc đời luôn có mâu thuẫn, luôn có thuận duyên và nghịch duyên. Có thiện thì có ác, có tốt thì có xấu, ngoại cảnh hay tự thân đều cùng chung quy luật ấy. Đừng nghĩ rằng mình làm thiện thì luôn có cái thiện cái tốt đến ngay với mình, và đừng cầu mong chuyện không may, kẻ ác tránh xa mình. Nhân quả trong Phật giáo không phải quá đơn giản như người ta tưởng, nó vận hành theo nhịp độ thời gian nên làm cho nhân quả khác thời, khác giống và không cố định.

Có lửa cao mới biết tuổi vàng, có chở nặng mới biết sức mạnh của con long tượng. Có kẻ ác như Đề-bà-đạt-đa thì sức tinh tấn của chư Phật trong quá khứ, sức nhẫn nhục của chư Phật ở hiện tại mới thành tựu đến đỉnh cao: "Ba-la-mật". Nếu người biết học đạo, kẻ ác cũng có thể là thầy ta được. Ta sẽ học với họ cái mà ta vĩnh viễn phải chừa.

Khi thực tập tu, chúng ta không nên lựa chọn bạn để tu, hãy xem việc người hiền ở với mình, hay ai đó khắc khẩu ở với mình là điều bình thường. Chúng ta luôn có khuynh hướng chọn bạn để học, để tu; chọn người nào đó hợp tính với mình, người nào đó mà mình thấy thương, có cảm tình; còn kẻ nào khó chịu, không hợp với nhãn quan của mình, thì mình tránh xa. Thế thì làm sao có thể thực tập hạnh nhẫn nhục hay thực tập hạnh từ bi cho được.

Nếu còn thấy người an ủi vỗ về, giúp đỡ là người ơn; còn người thử thách, la mắng là kẻ phá hại; còn thấy người ơn, kẻ hại là còn thấy hai. Mà còn thấy hai thì không thể nào nhận ra tri kiến Phật như kinh Pháp hoa đã dạy. Ta thường chê phân là hôi thúi, nhưng để có hoa nở làm đẹp cuộc đời thì không thể thiếu phân được.

Bồ Tát có khi thị hiện là một người tốt để hầu giúp chúng ta vững trãi, không thối thất tâm bồ đề; cũng có khi thị hiện là người ác để giúp kẻ đang bị mắc kẹt trong khi tu tập. Cái tốt hay cái ác của Bồ tát đều mong giúp chúng ta thẳng tiến trên con đường giải thoát. Cái nhìn còn có sự phân biện giữa thiện hạnh và nghịch hạnh thì chưa thể tiến tới tri kiến Phật, chưa thể công thành quả mãn. Vì thế, đức Phật đã nói Đề-bà-đạt-đa là thiện tri thức, là người bạn tốt của Ngài không chỉ trong đời này mà còn nhiều kiếp trước nữa. Nhờ có thiện tri thức Đề-bà-đạt-đa mà đức Phật viên mãn công hạnh Bồ tát, được thành Phật.

Vì thế, trên con đường tu học của mình, nếu có một Đề-bà-đạt-đa thứ hai, thứ ba... thì hãy xem đó là một sự may mắn, đó là người bạn tốt để mình tiến nhanh trên con đường giải thoát vậy.

 


Về Menu

người bạn tốt đề đạt đa nguoi ban tot de ba

瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 鼎卦 thiền 五重玄義 Thưởng sen BÃ Æ Bên 永平寺宿坊朝のお勤め Phật giáo 赞观音文 Tuyến giáp Ä Thiền sư của năm tông phái Phật giáo Ä Æ 佛教与佛教中国化 dầu Huyết áp thấp cũng gây nhồi máu cơ tim bảy 静坐 trải nghiệm không gian thờ cúng bằng Vị chay nhớ mãi bạo tr០阿罗汉需要依靠别人的记别 Ð Ð³Ñ 临海市餐饮文化研究会 お墓の墓地 霊園の選び方 同朋会運動 北海道 評論家 蹇卦详解 æ å dat den binh an qua an binh noi 白骨观 危险性 ç¾ BÃÆ 即刻往生西方 錫杖 住相 buông xã đi น ยาม ๕ 怎么做早课 念南無阿彌陀佛功德 å ç æžœ 1993 妙性本空 无有一法可得 乾九 Mối quan hệ giữa tu sĩ 永宁寺 bồ đoàn phật giáo là một triết học hay là một