Chúng tôi gặp người đàn ông dân tộc Sơ Đang Tơ Dră ấy ở thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum để nghe ông nói chuyện về sử thi Tây Nguyên, về những ngôn ngữ các dân tộc mà ông biết. Ông là A Jar, người có thể nói và dịch được các tiếng dân tộc: XơĐang TơDar, Rơngao, Bahnar, Jrai, Halang ra tiếng Việt.

	Người dịch sử thi Tây Nguyên

Người dịch sử thi Tây Nguyên

Giữ hồn dân tộc

Quê gốc của A Jar ở làng Kon jong Kơtu, xã Ngok Wang, huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum, ông sinh năm 1947 và đã từng học và tốt nghiệp ở Học viện Hành chính vào năm 1974. Là một người ưa học hỏi nên trong suốt quảng đời trai trẻ cho đến khi bước qua tuổi lục tuần ông vẫn học theo tinh thần: học không bao giờ là thừa cả. Chính vì vậy mà có lẽ ông là một trong những người biết “ngoại ngữ” nhiều nhất. Những tiếng dân tộc mà ông học đều là tự học rồi mày mò nghiên cứu, phiên âm, phiên dịch. Đầu năm 2000, trong một dự án sưu tầm và nghiên cứu sử thi ông đã được mời làm người sưu tầm và phiên dịch những bộ sử thi Tây Nguyên. Nhận nhiệm vụ trong khi đang giữ những vị trí khác như UV MTTQVN tỉnh Kon Tum, Hội thẩm nhân dân thị xã Kon Tum, Hội viên hội văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum nên ông phải nhín nhường thời gian. Song với sự tận tâm và niềm đam mê giữ gìn sử thi Tây nguyên nên ông đã làm rất tốt công việc. A Jar tâm sự: “Mình muốn làm việc này lâu lắm rồi nhưng nghèo quá, không tự làm được nên khi tham gia dự án này là cơ hội để làm, nên phải làm hết mình”. Hàng chục bộ sử thi của nhiều dân tộc Tây Nguyên đã được A Jar sưu tầm  và dịch trong thời gian từ năm 2003 - 2006 là niềm vui lớn của ông. “Những giá trị phi vật thể ấy được truyền miệng, nếu không dịch ra, lưu giữ lại thì sau này sẽ mất luôn, uổng lắm”, ông chia sẻ.

Là người có tâm dù đời sống còn nhiều khó khăn như phải làm nương rẫy, nuôi đàn con năm đứa là những khó khăn riêng nhưng nói đến học thuật, đặc biệt là ngôn ngữ các dân tộc mà ông biết thì lúc nào ông cũng nghiêm túc. “Tôi thấy nhiều người ghi tên, địa danh các dân tộc sai dữ lắm. Tôi cho rằng không nên tùy tiện như thế vì làm vậy dễ mất gốc tiếng dân tộc lắm”. Nhiều kiến giải về ngôn ngữ được A Jar đưa ra, ông vừa tiếc, vừa bức xúc vì có nhiều học giả nghiên cứu không đến, hoặc chưa gặp những người biết rõ về ngôn ngữ dân tộc để tìm hiểu thêm đã vội viết thành sách. “Làm nghệ thuật, nghiên cứu nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc của từng dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì vậy không được dễ dãi, tùy tiện, nhất là khi viết sách”, A Jar nói như vậy.

Ước mơ của A Jar

Ngồi nghe người đàn ông 60 tuổi ấy nói về sử thi, công việc dịch thuật, ngôn ngữ các dân tộc cũng như về nghề tay trái của mình chúng tôi thật sự ngưỡng mộ. Trong quá trình làm cho dự án ông được hỗ trợ nhiều phương tiện nhưng sau khi xong thì nhiều phương tiện cần cho dịch thuật đều khó với A Jar. Ngay cả một chiếc máy ghi âm đối với ông cũng đã là việc phải nghĩ. “Mình muốn thâm nhập để ghi âm, phiên dịch lại những truyện cổ dân gian của các dân tộc Tây Nguyên nhưng… e là không có điều kiện”, ông bộc bạch. Nhiều cái hay lắm, thiết nghĩ phải giữ gìn nhưng lực bất tòng tâm, đó là nỗi đau mang tên A Jar. Rồi cũng chính ông đang hình thành ý tưởng thành lập một thư viện gia đình về các nông cụ của người Tây Nguyên. Thế nhưng nghĩ chỉ là nghĩ cho vui vì “vật chất quyết định ý thức”, A Jar hóm hỉnh.

Hai ước mơ của ông đều có thể thành hiện thực nếu có điều kiện về vật chất vì bản thân A Jar là người có khả năng thực thi hai ước mơ ấy. Ông nói: “Có đi nhiều, đến để nghe những câu chuyện về người dân tộc của mình mới thấy anh em dân tộc có nhiều bài học hay, nhiều câu chuyện giá trị”. Và quả là bất lực vì hiện thời A Jar còn phải lo cái ăn cho gia đình bằng đủ nghề: viết về văn hóa, hướng dẫn viên du lịch… Vốn tiếng Anh của ông cũng thuộc dạng cừ ở đất Kon Tum này nên thông qua những lần làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài ông đã giới thiệu về Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung với du khách. Tất cả cũng chỉ là những việc làm nhỏ và ông có  một nỗi lo xa rằng: “Thế hệ chúng tôi ra đi rồi e rằng con cái sẽ khó tìm kiếm những giá trị như sử thi, chữ viết của các dân tộc Tây Nguyên: “Tôi muốn sưu tầm và dịch những truyện cổ dân gian các dân tộc Tây Nguyên nhưng không có điều kiện”...

ĐỖ CHUNG  


Về Menu

Người dịch sử thi Tây Nguyên

cơm Lễ Bầu Ông và tục thờ Bạch chương iv mâu tử và lý hoặc luận Thu mot nen huong long tien dua huong linh nghe si kim y nghia chap tay trong nghi thuc phat giao xuc dong voi hinh anh ve tinh yeu thuong cha me lời phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ lùi Tiểu đường do vi khuẩn đường 7 kieu quy nhan dung bao gio de mat trong cuoc doi tình bạn chân thật là quả báo nhãn Ä Ã ï¾ƒ tâm luoc y dot den cung phat trong nghi thuc nhien chÉ Tiếng chuông tỉnh thức tính Nhà buc 同人卦 Một thời để nhớ ân PhÃÆp Lễ tưởng niệm tuần chung thất cố tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao nguoc 지장보살본원경 원문 Sự tích Đức Địa Tạng Vương Bồ tát hoa thuong thich thien tam 1925 lay nao chuong x phat giao dai thua he vo truoc hanh phuc cua doi nguoi Củ sen Canh xuan thien dương Lâm 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả cứ 即刻往生西方 cho tôi xin một vé đi tuổi thơ su that thu hai nhớ hanh phuc vu làm tùy Mẹ