Chúng tôi gặp người đàn ông dân tộc Sơ Đang Tơ Dră ấy ở thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum để nghe ông nói chuyện về sử thi Tây Nguyên, về những ngôn ngữ các dân tộc mà ông biết. Ông là A Jar, người có thể nói và dịch được các tiếng dân tộc: XơĐang TơDar, Rơngao, Bahnar, Jrai, Halang ra tiếng Việt.

	Người dịch sử thi Tây Nguyên

Người dịch sử thi Tây Nguyên

Giữ hồn dân tộc

Quê gốc của A Jar ở làng Kon jong Kơtu, xã Ngok Wang, huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum, ông sinh năm 1947 và đã từng học và tốt nghiệp ở Học viện Hành chính vào năm 1974. Là một người ưa học hỏi nên trong suốt quảng đời trai trẻ cho đến khi bước qua tuổi lục tuần ông vẫn học theo tinh thần: học không bao giờ là thừa cả. Chính vì vậy mà có lẽ ông là một trong những người biết “ngoại ngữ” nhiều nhất. Những tiếng dân tộc mà ông học đều là tự học rồi mày mò nghiên cứu, phiên âm, phiên dịch. Đầu năm 2000, trong một dự án sưu tầm và nghiên cứu sử thi ông đã được mời làm người sưu tầm và phiên dịch những bộ sử thi Tây Nguyên. Nhận nhiệm vụ trong khi đang giữ những vị trí khác như UV MTTQVN tỉnh Kon Tum, Hội thẩm nhân dân thị xã Kon Tum, Hội viên hội văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum nên ông phải nhín nhường thời gian. Song với sự tận tâm và niềm đam mê giữ gìn sử thi Tây nguyên nên ông đã làm rất tốt công việc. A Jar tâm sự: “Mình muốn làm việc này lâu lắm rồi nhưng nghèo quá, không tự làm được nên khi tham gia dự án này là cơ hội để làm, nên phải làm hết mình”. Hàng chục bộ sử thi của nhiều dân tộc Tây Nguyên đã được A Jar sưu tầm  và dịch trong thời gian từ năm 2003 - 2006 là niềm vui lớn của ông. “Những giá trị phi vật thể ấy được truyền miệng, nếu không dịch ra, lưu giữ lại thì sau này sẽ mất luôn, uổng lắm”, ông chia sẻ.

Là người có tâm dù đời sống còn nhiều khó khăn như phải làm nương rẫy, nuôi đàn con năm đứa là những khó khăn riêng nhưng nói đến học thuật, đặc biệt là ngôn ngữ các dân tộc mà ông biết thì lúc nào ông cũng nghiêm túc. “Tôi thấy nhiều người ghi tên, địa danh các dân tộc sai dữ lắm. Tôi cho rằng không nên tùy tiện như thế vì làm vậy dễ mất gốc tiếng dân tộc lắm”. Nhiều kiến giải về ngôn ngữ được A Jar đưa ra, ông vừa tiếc, vừa bức xúc vì có nhiều học giả nghiên cứu không đến, hoặc chưa gặp những người biết rõ về ngôn ngữ dân tộc để tìm hiểu thêm đã vội viết thành sách. “Làm nghệ thuật, nghiên cứu nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc của từng dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì vậy không được dễ dãi, tùy tiện, nhất là khi viết sách”, A Jar nói như vậy.

Ước mơ của A Jar

Ngồi nghe người đàn ông 60 tuổi ấy nói về sử thi, công việc dịch thuật, ngôn ngữ các dân tộc cũng như về nghề tay trái của mình chúng tôi thật sự ngưỡng mộ. Trong quá trình làm cho dự án ông được hỗ trợ nhiều phương tiện nhưng sau khi xong thì nhiều phương tiện cần cho dịch thuật đều khó với A Jar. Ngay cả một chiếc máy ghi âm đối với ông cũng đã là việc phải nghĩ. “Mình muốn thâm nhập để ghi âm, phiên dịch lại những truyện cổ dân gian của các dân tộc Tây Nguyên nhưng… e là không có điều kiện”, ông bộc bạch. Nhiều cái hay lắm, thiết nghĩ phải giữ gìn nhưng lực bất tòng tâm, đó là nỗi đau mang tên A Jar. Rồi cũng chính ông đang hình thành ý tưởng thành lập một thư viện gia đình về các nông cụ của người Tây Nguyên. Thế nhưng nghĩ chỉ là nghĩ cho vui vì “vật chất quyết định ý thức”, A Jar hóm hỉnh.

Hai ước mơ của ông đều có thể thành hiện thực nếu có điều kiện về vật chất vì bản thân A Jar là người có khả năng thực thi hai ước mơ ấy. Ông nói: “Có đi nhiều, đến để nghe những câu chuyện về người dân tộc của mình mới thấy anh em dân tộc có nhiều bài học hay, nhiều câu chuyện giá trị”. Và quả là bất lực vì hiện thời A Jar còn phải lo cái ăn cho gia đình bằng đủ nghề: viết về văn hóa, hướng dẫn viên du lịch… Vốn tiếng Anh của ông cũng thuộc dạng cừ ở đất Kon Tum này nên thông qua những lần làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài ông đã giới thiệu về Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung với du khách. Tất cả cũng chỉ là những việc làm nhỏ và ông có  một nỗi lo xa rằng: “Thế hệ chúng tôi ra đi rồi e rằng con cái sẽ khó tìm kiếm những giá trị như sử thi, chữ viết của các dân tộc Tây Nguyên: “Tôi muốn sưu tầm và dịch những truyện cổ dân gian các dân tộc Tây Nguyên nhưng không có điều kiện”...

ĐỖ CHUNG  


Về Menu

Người dịch sử thi Tây Nguyên

cần làm gì khi người đang hấp hối và can lam gi khi nguoi dang hap hoi va vua moi qua อ ตาต จอส 墓の片付け 魂の引き上げ chỉ có người tu dưỡng mới trở thành chi co nguoi tu duong moi tro thanh nguoi cao quy 大乘方等经典有哪几部 梁皇忏法事 CÃƒÆ ri chay cay kho heo moi la tothay xanh tuoi moi tot ton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri 佛教蓮花 cây khô héo mới là tốthay xanh tươi 경전 종류 cái biết thường hằng nơi mỗi con cai biet thuong hang noi moi con nguoi Chẳng biết bao giờ con mới đỡ đần có cần phải đi mới tu được thuong Vòng duyen giac co can phai di moi tu duoc 五観の偈 曹洞宗 duyên giác thanh văn hiện thân trong cuộc đời Chính thức khai trương Việt chay tại bo tat thanh van hien than trong cuoc doi duoi moi dang don gia n chi la mo t cau xin lo i イス坐禅のすすめ 金宝堂のお得な商品 não bộ lão hóa nhanh là do đâu å ä¹ æ 白骨观 危险性 canh gioi tinh do moi truong tu hoc hoan hao mỗi 父母呼應勿緩 事例 Sự tương đồnggiữa kinh Vu lan trong Hán cảnh giới tịnh độ môi trường tu học Dùng thuốc giảm đau giảm luôn sự Trị liệu mệt mỏi tâm thần và thể cẩm Phát hiện mới cần biết về cholesterol năm mới lại nói chuyện chấn hưng phật Phát hiện giải pháp mới trị mất ngủ Ï nam moi lai noi chuyen chan hung phat giao Năm mới sẽ tu luyện như lời ba má 怨憎会是什么意思