GNO - Người đứng đầu truyền thống Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch vào tối 21-4...

	Người đứng đầu truyền thống Gelugpa viên tịch

Người đứng đầu truyền thống Gelugpa viên tịch

Ngài Gaden Tripa H.E. Jetsun Lobsang Tenzin Rinpoche

GNO - Người đứng đầu truyền thống Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch vào tối 21-4 tại Bệnh viện Max ở New Delhi.

Theo đó, ngài Gaden Tripa H.E. Jetsun Lobsang Tenzin Rinpoche đã thu thần viên tịch vào khoảng nửa đêm ngày 21-4 sau khi nhận được sự chăm sóc đặc biệt. Không có thông tin về việc thọ bệnh của ngài Gaden Tripa.

Trang tibet.net thông tin: "Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi thông báo với mọi người rằng ngài Gaden Tripa H.E. thứ 103. Jetsun Lobsang Tenzin Rinpoche đã viên tịch vào lúc 23 giờ 45 phút ngày 21-4-2017. Theo quy luật vô thường, ngài thọ bệnh từ vài tháng trước và viên tịch trong Bệnh viện Max ở Delhi đêm qua".

"Với nỗi buồn sâu sắc, tôi thay mặt cho tất cả người Tây Tạng cầu nguyện cho ngài H.E. Jetsun Lobsang Tenzin Rinpoche sẽ được tái sinh và thực hiện nhiệm vụ truyền bá giáo lý của Đức Dalai Lama", Lobsang Sangay nói.

Vào tháng 10 năm ngoái, Đức Dalai Lama đã bổ nhiệm ngài Gaden Tripa thứ 103, vị trí cao nhất của giáo phái Gelugpa dựa trên cơ sở giá trị học giả.

Vị học giả xuất sắc được sinh ra ở Kham Dechen ở miền đông Tây Tạng vào năm 1937, ghi danh vào tu viện Tsem ở độ tuổi còn rất nhỏ, sau đó ngài theo học cao học tại Đại học Tu viện Drepung Loseling - nơi ngài nhận được nhiều sự chỉ dạy từ các bậc thầy tâm linh Tây Tạng nổi tiếng như Khensur Pema Gyaltsen , Shakor Khen Rinpoche Nyima Gyaltsen, Kyabje Denma Lochoe Rinpoche, Tehor Gen Lobsang Dhondup, và những vị khác.

Ngài cũng nhận được nhiều sự chỉ dạy của Đức Dalai Lama và các bậc thầy Kyabje Ling Rinpoche và Kyabje Trijang Rinpoche.

Năm 1982, ngài nhận chứng chỉ Geshe Lharampa, danh hiệu học thuật cao nhất của giáo phái Gelugpa. Ngài cũng là trụ trì thứ 119 của tu viện Gyuto và Sharpa Choejey.

Văn Công Hưng
(theo Phayul)

Về Menu

Người đứng đầu truyền thống Gelugpa viên tịch

sám hối như thế nào là đúng çŠ 七之佛九之佛相好大乘 班禅达赖的区别 鼎卦 nom tu bi cÃÆ hÓi å å ç กรรม รากศ พท ÐÑÑ mục đích cuộc đời là g ì Hãy thương mẹ nhiều hơn ai 大法寺 愛知県 三乘總要悟無為 ÏÇ hanh thien tu co troi biet 佛教的出世入世 ç æˆ トo å ç æžœ chương viii thời kỳ đầu của phật 加持成佛 是 一吸一呼 是生命的节奏 น ยาม ๕ dung mang da dat trong tam tức Nhớ món mứt gừng của mẹ hoà có ra sao thì con vẫn mãi là con của mẹ Ít 白骨观全文 thân 普提本無 印手印 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Nhá 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 止念清明 轉念花開 金剛經 nguÓn 离开娑婆世界 同朋会運動 北海道 評論家 Hồn quê Quan 临海市餐饮文化研究会 演若达多