Trong đại lễ Phật Đản, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện
Nguồn gốc lễ Phật Đản và những nghi thức nên làm

Trong đại lễ Phật Đản, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện.
Hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, hầu hết những nước có Phật giáo và các phật tử đều tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư Âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo Nam tông), mùng 8/4 Âm lịch (theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Từ năm 1999, lễ Phật Đản vào 15/4 (Âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Phật giáo ở Việt Nam có cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa, nguyên thủy) và Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa, phát triển). Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca và các vị A la hán, giống người Ấn Độ. Ngược lại, Phật giáo Bắc Tông, ngoài việc thờ đấng Trung Tôn đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn thờ nhiều tượng Phật và Bồ tát khác nữa. Riêng hình tượng Phật Thích Ca ở mỗi quốc gia lại mang hình tượng giống người quốc gia đó. Phật tử theo Bắc Tông ăn chay, còn chư tăng ni của Phật giáo Nam Tông vẫn dùng thực phẩm mặn tùy hoàn cảnh, nhưng Đức Phật vẫn khuyến khích ăn chay và không được sát sinh.

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4 (năm nay là 21/5 Dương lịch), Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp và các buổi văn nghệ, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa, làm lễ đài tổ chức…

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các phật tử có thể tham gia lễ tắm Phật, đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Nhiều người còn thả chim, thả cá nhằm tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài...

Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

Mỗi người sau mỗi lần đi chùa về nên bớt đi cái dở như tật đố kỵ, kiêu căng, sân hận, ích kỷ nhỏ nhoi, biết sống hiền lành, tha thứ, truyền đạt lại những giáo lý tốt đẹp đó cho mọi người xung quanh để tất cả cùng nhau được bình an, hạnh phúc.

Thùy Trang

Về Menu

nguồn gốc lễ phật đản và những nghi thức nên làm nguon goc le phat dan va nhung nghi thuc nen lam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

¹ Hãy quay về nương tựa chính mình お仏壇 飾り方 おしゃれ mộc bản kinh phật chùa vĩnh nghiêm ß To bất tùy phân biệt cư trần lạc đạo thiền 優良蛋 繪本 無分別智 çŠ ÄÆ Thần chú โภชปร ตร thú 白骨观 危险性 怎么面对自己曾经犯下的错误 y nghia ve truc quan 盂蘭盆会 応慶寺 證空性的方法 ÐÐÐ ý nghĩa của công đức và phúc đức nghiên dừng 浄土真宗 お守り 雀鸽鸳鸯报是什么报 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 佛经讲 男女欲望 phÃƒÆ ペット供養 お仏壇 お手入れ thay da cho con thay phep mau 心累的时候 换个角度看世界 乾九 å ç æžœ 一真法界 永平寺宿坊朝のお勤め nguyen tac cua hoa binh la ung xu bat bao dong 佛教的出世入世 利用宗教敛财的危害 Những bóng hồng của dinh Độc Lập そうとうしゅう 否卦 phuong phap thuc hanh thien 宗教信仰 不吃肉 ac huu ac bao 蹇卦详解 淨界法師書籍 tìm hiểu về phật giáo 百工斯為備 講座 Tư liệu ít được đề cập trong thời