Trong đại lễ Phật Đản, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện
Nguồn gốc lễ Phật Đản và những nghi thức nên làm

Trong đại lễ Phật Đản, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện.
Hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, hầu hết những nước có Phật giáo và các phật tử đều tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư Âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo Nam tông), mùng 8/4 Âm lịch (theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Từ năm 1999, lễ Phật Đản vào 15/4 (Âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Phật giáo ở Việt Nam có cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa, nguyên thủy) và Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa, phát triển). Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca và các vị A la hán, giống người Ấn Độ. Ngược lại, Phật giáo Bắc Tông, ngoài việc thờ đấng Trung Tôn đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn thờ nhiều tượng Phật và Bồ tát khác nữa. Riêng hình tượng Phật Thích Ca ở mỗi quốc gia lại mang hình tượng giống người quốc gia đó. Phật tử theo Bắc Tông ăn chay, còn chư tăng ni của Phật giáo Nam Tông vẫn dùng thực phẩm mặn tùy hoàn cảnh, nhưng Đức Phật vẫn khuyến khích ăn chay và không được sát sinh.

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4 (năm nay là 21/5 Dương lịch), Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp và các buổi văn nghệ, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa, làm lễ đài tổ chức…

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các phật tử có thể tham gia lễ tắm Phật, đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Nhiều người còn thả chim, thả cá nhằm tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài...

Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

Mỗi người sau mỗi lần đi chùa về nên bớt đi cái dở như tật đố kỵ, kiêu căng, sân hận, ích kỷ nhỏ nhoi, biết sống hiền lành, tha thứ, truyền đạt lại những giáo lý tốt đẹp đó cho mọi người xung quanh để tất cả cùng nhau được bình an, hạnh phúc.

Thùy Trang

Về Menu

nguồn gốc lễ phật đản và những nghi thức nên làm nguon goc le phat dan va nhung nghi thuc nen lam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

仏壇 のし Thực hành tụng niệm trong Phật giáo ºøÇ ท มาของพระมหาจ 历世达赖喇嘛 東本願寺文庫 修行人一定要有信愿行吗 人间佛教 秽土成佛 dong nhat ky dang suy ngam cua mot nguoi truoc luc 佛教 Nhất thÃƒÆ 腳底筋膜炎治療 Ö Huyền Quang Đệ tam Tổ và những câu 佛经讲 男女欲望 七五三 世田谷 ç æŒ Nuôi Chùa Quang Minh Đà Nẵng ï¾ å 祈祷カードの書き方 浄土宗 寺院 墓地 販売 お墓の種類と選び方 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 Caffeine gây rối loạn đồng hồ sinh 9 yeu to khien ban song khong hanh phuc Nguyên nhân làm tiểu đường khó nên niệm a di đà hay a mi đà Mẹ äºŒä ƒæ điểm Tâm sự với người mới xuất gia Hương vị trà từ Nhật Bản 簡単便利 戒名授与 水戸 phat giao thoi tien truyen お墓のお手入れ方法 hanh phuc 僧伽吒經四偈繁體注音 佛教与佛教中国化 ngam buong kinh pháp hoa 六因四缘五果的来源和作用 æ ¹æ å 7 thói quen xấu có hại cho sức khỏe Nghe 心經抄經本 妙善法师能入定 轉識為智 Chảy đi sông ơi