Trong đại lễ Phật Đản, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện
Nguồn gốc lễ Phật Đản và những nghi thức nên làm

Trong đại lễ Phật Đản, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện.
Hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, hầu hết những nước có Phật giáo và các phật tử đều tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư Âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo Nam tông), mùng 8/4 Âm lịch (theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Từ năm 1999, lễ Phật Đản vào 15/4 (Âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Phật giáo ở Việt Nam có cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa, nguyên thủy) và Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa, phát triển). Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca và các vị A la hán, giống người Ấn Độ. Ngược lại, Phật giáo Bắc Tông, ngoài việc thờ đấng Trung Tôn đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn thờ nhiều tượng Phật và Bồ tát khác nữa. Riêng hình tượng Phật Thích Ca ở mỗi quốc gia lại mang hình tượng giống người quốc gia đó. Phật tử theo Bắc Tông ăn chay, còn chư tăng ni của Phật giáo Nam Tông vẫn dùng thực phẩm mặn tùy hoàn cảnh, nhưng Đức Phật vẫn khuyến khích ăn chay và không được sát sinh.

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4 (năm nay là 21/5 Dương lịch), Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp và các buổi văn nghệ, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa, làm lễ đài tổ chức…

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các phật tử có thể tham gia lễ tắm Phật, đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Nhiều người còn thả chim, thả cá nhằm tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài...

Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

Mỗi người sau mỗi lần đi chùa về nên bớt đi cái dở như tật đố kỵ, kiêu căng, sân hận, ích kỷ nhỏ nhoi, biết sống hiền lành, tha thứ, truyền đạt lại những giáo lý tốt đẹp đó cho mọi người xung quanh để tất cả cùng nhau được bình an, hạnh phúc.

Thùy Trang

Về Menu

nguồn gốc lễ phật đản và những nghi thức nên làm nguon goc le phat dan va nhung nghi thuc nen lam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư Phâ t phật giáo 菩提 phat tai tam chia khoa mo vao cua phat ánh sáng và tự tại Nước trái cây đóng hộp có cần thiết Công hạnh của Trưởng lão Hòa thượng chua thuyen ton quan nhan duyen dạo quanh những ngôi chùa cổ và đẹp 10 món chay vừa ngon miệng vừa đẹp mắt hà tĩnh ấm áp lễ hội vu lan tại chùa thiện lễ tự tứ sinh hoạt đặc thù của vọng banh nen nho nhung dieu sau là Về nghe tháng Ba 永宁寺 Pháp thân Phật hằng hữu 魔在佛教 mỗi Chư độ mua xuan va dat me nguon goc va dac diem cua phat giao mat tong Thă p sa ng Hương Sen 浙江奉化布袋和尚 大法寺 愛知県 giáo pháp thời luân không biện hộ hay Cảm tu phuoc va tu hue Những điều cần biết về cholesterol nhung van de can suy nghi Д ГІ vÑn Canh nấm đông cô nhồi đậu phộng tươi トO suy ngẫm lời phật dạy về đạo đức Nam 僧秉 cac khoa tu danh cho gioi tre tu de song tot hon huy bói toán và những điều cần biết sứ mệnh người phật tử đối với dân Sư bà Hải Triều Âm viên tịch thọ 94 chùa long huê 佛说如幻三昧经 pháp น ท