Hình ảnh ông thần tài rất quen thuộc trong mỗi chúng ta, nhất là những người kinh doanh Nhưng ít ai biết nguồn gốc ông thần tài và đức hạnh bố thí của ông như thế nào
Nguồn gốc ông Thần Tài và những bài học từ Ngài

Hình ảnh ông thần tài rất quen thuộc trong mỗi chúng ta, nhất là những người kinh doanh. Nhưng ít ai biết nguồn gốc ông thần tài và đức hạnh bố thí của ông như thế nào?
Theo thông lệ dân gian, mùng 10 hàng tháng là ngày vía ông Thần Tài. Lướt qua các trang báo mạng thấy người Sài Gòn đổ xô đi mua cá lóc nướng trui để cúng thần Tài. Trong đạo Phật không có nhắc đến thần Tài, Thổ Địa… Nhưng nhiều người lại lầm tưởng tục này xuất phát từ đạo Phật. Thậm chí chính những người Phật tử thờ cúng và “nịnh” thần tài bằng vô số lễ vật như số đông.

1. Nguồn gốc ông thần tài

Có rất nhiều điển tích về thần Tài, nôm na người ta hiểu thần Tài xuất phát từ Trung Quốc. Ông Thần Tài là một nhân vật có thật trong lịch sử là tên là Phạm Lãi.

 Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù Ngô Phù Sai. Đất nước bị diệt vong mà Phạm Lãi còn có thể giúp Việt Vương khôi phục hưng thịnh trở lại là một điều không dễ dàng.

Nhưng khi đất nước ổn định, Phạm Lãi là người hiểu rõ tính cách, con người của vua Việt Vương Câu Tiễn. Vua là người có thể chia hoạn nạn mà không thể chia giàu sang. Lúc hoạn nạn, mọi người đồng tâm hiệp lực, cứu đất nước, cứu dân tộc, đánh bại quân địch, mình được thắng lợi, thống nhất rồi, những người làm được việc như vậy không cần nữa, thủ đoạn cuối cùng là đem họ ra xử tử.

Phạm Lãi rất thông minh, giúp cho Câu Tiễn phục hồi đất nước, rồi ông ta bỏ trốn, không cần chào vua mà lặng lẽ trốn đi. Ông thay tên đổi, vốn từ họ Phạm đổi thành họ Đào. Mọi người hoàn toàn không biết gốc gác ông ta khi ông thay tên đổi họ.

Từ đó người ta chỉ biết ông tên là Đào Châu Công, làm nghề buôn bán. Ông buôn bán mấy năm thì phát tài, tiền của rất nhiều. Nhưng ông không tích của, làm được nhiều tiền liền đem số tiền của này bố thí cho những người nghèo khó. Số còn lại chỉ giữ cho bản thân làm ít vốn nhỏ. Sau đó ông lại chăm chỉ làm việc, làm qua mấy năm lại phát tài nữa, phát tài lớn, phát tài lớn lại bố thí nhiều.

Chính nhờ đức hạnh bố thí của ông mà người đời tôn sùng ông là một vị thần mang đến tài lộc cho mọi người, gọi đó là Thần Tài.

2. Ông thần tài trong quan điểm Phật giáo.

Tuy ông Thần Tài không phải là nhân vật có mặt trong Phật giáo, nhưng đức hạnh của ông tương ứng với lời dạy của Đức Phật, đó là hạnh bố thí mà mỗi chúng ta cần học hỏi.

Hầu hết mục đích thời cúng ông Thần Tài chính là người ta muốn cầu tài lộc bằng cách cúng kiến ông trái cây, thức ăn. Đó là quan điểm dân gian và nếu so với quan điểm Phật giáo thì không phù hợp, vì nó trái luật nhân quả mà Đức Phật đã dạy.

Đạo Phật không dạy chúng ta cầu giàu sang bằng cách cung phụng cho một vị thần linh nào đó mà Đức Phật đề cao hạnh bố thí, giúp người sẽ được tài lộc tương ứng. Cho nên bố thí và cúng dường là nhân lành để kết hoa trái ngọt phước báo giàu sang phú quý trong hiện tại và mai sau.

3. Chúng ta học gì từ ông thần tài?
 
Hạnh bố thí

Câu chuyện trên đã cho thấy sự bố thí rộng lớn của ông từ vua quan đến thường dân. Ông bố thí với tâm từ bi không mong cầu và vì lợi lộc. Do đó, khi đất nước ổn định, ông không đòi hỏi vua ban tặng vàng bạc mà lặng lẽ ra đi. Đây là điều chúng ta cần phải học.

Ngày nay, nhiều người hành theo hạnh bố thí đa phần vì mong cầu lợi lạc hoặc để người khác nhớ ơn, báo đáp. Điều đó không sai nhưng phước báu sẽ tạo ra không nhiều vì hành thiện có tính toán và bị giới hạn. Chúng ta dễ vướng mắt khi dang tay giúp đỡ người khác vì cho rằng: Mình sẽ được gì? Liệu họ có trả ơn mình không? Đừng nên như vậy! Vì Đức Phật dạy: Thi ân không cần báo đáp.

Luật nhân quả luôn tồn tại một cách công bằng nên khi tạo tác nhân thiện, chắc chắn quả thiện sẽ đến khi đủ duyên mà chẳng cần phải mong cầu. Đó là vì sao khi Phạm Lãi làm ăn khắm khá để bố thí mãi là như thế.

Vì thế, chúng ta thờ thần Tài, nếu hiểu đúng nghĩa là cần phải noi gương hạnh lành của ông. Biết san sẻ, bố thí, giúp đỡ người thì việc làm ăn sẽ thuận lợi, tiền bạc không bị thiếu hụt.

 Không ỷ lại và siêng năng làm việc

Dù công việc làm ăn thuận lợi, của tiền dư giả nhưng Phạm Lãi vẫn không dựa vào đó mà lười biếng lao động để hưởng thụ. Cách mà ông “hưởng thụ” thành quả của mình chính là phân phát tiền của cho người nghèo. Rồi lại tiếp tục lao động để có tiền mà bố thí.

Ông không hề mong cầu một đấng thần linh nào ban phước, ban tài cho ông mà ông tạo mọi của cải bằng chính đôi tay của mình.Còn chúng ta thì ngược lại. Luôn giao phó vận mệnh tài lộc của mình ở một vị thần để van vái, cầu mong mà không tự mình làm chủ lấy mình. Để rồi khi không được như ý thì quay sang trách ông Thần Tài không linh thiêng.

Đặc biệt, điều chúng ta học ở ông chính là tính siêng năng. Trong khi đó người đời ngày nay luôn ỷ lại gia đình khá giả mà không chăm lo cho tương lai mà ì ạch, biếng lười, vun tiền vào những chốn ăn chơi sa đọa.
Nguồn: Blogphatgiao.com

Về Menu

nguồn gốc ông thần tài và những bài học từ ngài nguon goc ong than tai va nhung bai hoc tu ngai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Chìa khóa hạnh phúc là đường Kính áp tròng giúp gì cho sức khỏe hãy sống trong giây phút hiện tại lời khuyênchuẩn bị cho phút lâm chung niem phat khong phai la yem the co mot chu tieu nhu the HoẠbài thơ không đề cho một chú tiểu Những mẹo vặt để nấu khoai tây hieu loi khuyenchuan bi cho phut lam chung NhÃƒÆ Hơi thở sâu giúp tăng hiệu quả điều phương pháp tu tập để triệt tiêu sắc chỉ có phật pháp mới ngăn được tội sinh ra tu bun nhung khong dinh mac bun nho cau chuyen ve tam phat 05 chương 5 chánh niệm Hi tieu su hoa thuong thich tri tinh chon chùa bát tháp hoang phap doi voi tuoi tre chương x sáu lá thư và cái chết của chua thien quang tiểu sử hòa thượng thích trí tịnh tâm được tịnh rồi tội liền tiêu tứ thánh đế Lễ hội Quán Thế Âm Quê nhà của tôi cuộc sống và tâm linh yêu thương ai thì phải giúp người ta cầu siêu và tạo phước để hồi viet cho nhung ngay cuoi nam trong không loạn là thiền Chùa Minh Thành Nơi níu chân những người 13 triet li nhan sinh nhat dinh phai doc mot lan CÃn uống dieu can tu duong suot doi la bao dung voi su ï¾ï¼ mối liên hệ giữa thầy và trò trong quà Trường trung học chuyên khoa Bưởi 1908 鼎卦 TT Huế Đại lễ tưởng niệm Thánh tổ cha oi con them duoc mot lan nghe tieng cha tra 因地當中 Nhất xiển đề thành Phậtđến việc điều cần tu dưỡng suốt đời là bao thay toi Nấu mì Quảng chay Thuốc lá gây suy giảm miễn dịch nghiêm gá Ÿi