Các bạn đồng tu thân mến r nHôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn về một giáo lý vô cùng quan trọng đó là Đạo Phật bắt nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ đời sống của con người
Nguồn gốc và mục đích của đạo Phật

Các bạn đồng tu thân mến! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn về một giáo lý vô cùng quan trọng đó là: Đạo Phật bắt nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ đời sống của con người.
Đạo Phật ra đời là từ cuộc sống thực tế nên các giá trị của nó phục vụ cho chính cuộc sống của muôn loài. Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni trong bất kỳ Kinh điển nào đều dạy chúng ta rằng:  “Phật pháp không dời pháp, không trái với thế gian pháp.” “người thiện tri thức chăm lo hoằng dương Phật pháp phải biết hằng thuận chúng sinh, không trái với thế gian pháp, để đưa chúng sinh vào con đường tu hành Phật đạo, giải thoát chính mình". 

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật đã nói: "Các chư vị Phật chỉ vì một nhân duyên lớn mà sinh ra nơi đời đó là làm cho chúng sinh vào được tri kiến Phật. Chỉ vì muốn cho chúng sinh tỏ ngộ tri kiến Phật mà sinh ra nơi đời". 

Tri kiến Phật chính là chân lý được rút ra từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống của con người. Vì thế nó có giá trị hiện thực. 

Nhiều giáo lý, nhiều ý tưởng, nhiều chủ thuyết đã chết yểu vì nó xa dời thực tế, nó chỉ là phục vụ cho một nhóm ít người chứ không phải vì tất cả mọi người, mọi loài hoặc chỉ nhằm phục vụ cho mục đích chính trị nhất thời mà thôi. Đó gọi chính xác là thứ lý thuyết suông và sẽ bị chính cuộc sống xóa bỏ nó. 

Đạo Phật vì sinh ra từ cuộc sống thực tế và trở lại phục vụ nhân loại nên sống mãi với thời gian, cả trong quá khứ, hiện tại và vị lai cho nên trường tồn mãi mãi. 

Trong bài nói chuyện với các bạn đồng tu tại Thủy Nguyên thành phố  Hải phòng và ở Làng Phổ Đà, tôi đã đưa ra những điều Phật dạy chúng ta phải biết đem giáo lý Kinh điển áp dụng vào thực tế tu hành cũng như trong cuộc sống đời thường của mình.

Chúng ta phải biết đem các giáo lý Kinh điển mà Phật dạy để thực hành làm sống động các giá trị đó. Chúng ta đã thấy có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Phật qua các Kinh điển mà chúng ta trì tụng hàng này. Nếu tụng Kinh mà không biết lấy đó để tu hành trong cuộc sống thì đó chỉ là người đọc Kinh, còn biết áp dụng nó vào đời sống thì mới gọi là trì tụng Kinh điển với đúng nghĩa của nó.

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học mà Phật Thích Ca Đã dạy chúng ta và qua đó tôi hy vọng các bạn sẽ thấy giá trị của giáo lý Phậtđà có tác dụng làm thay đổi chính cuộc sống của chúng ta, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, tử xấu trở nên đẹp đẽ đầy ý nghĩa, nếu lấy đó y giáo phụng hành. 

Chúng ta qua đó sẽ thấy sự nhiệm mầu của Phật pháp và tin tưởng mà tinh tấn tu hành. Đức Phật đã đem những điều mà Ngài trải nghiệm từ chính cuộc sống tu hành, nhận thức của Ngài rồi đúc kết lại chia sẻ với chúng ta.  Trong Kinh chúng ta tụng vẫn có câu: “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”, đó là nói về giá trị giáo lí Kinh điển Phật phải biết đem áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Sau đây là 25 bài học làm thay đổi cả cuộc đời từ địa vị phàm phu đã đưa Ngài thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, là Thiên Nhân Sư của tất cả Trời, Người. Đó là: 

1. Yêu quý hết thảy muôn loài: "Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời".

2. Con không là những gì con nói mà là những gì con làm: "Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan." 

"Một con chó tốt không phải bởi vì nó sủa giỏi. Một người tốt không phải bởi vì anh ta nói hay."

3. Bí quyết để có sức khỏe tốt chính là an trú trong hiện tại: "Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc."

4. Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức: "Đạo không nằm trên bầu trời. Đạo nằm trong tâm."

5. Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành: "Lời nói có sức mạnh vừa phá hủy, vừa hàn gắn. Khi lời nói vừa chân thành, vừa hòa ái, chúng có thể thay đổi cả thế giới."'

6. Hãy cho đi và con sẽ còn mãi: "Con chỉ mất khi con còn nắm giữ."

7. Không ai có thể đi giúp ta: "Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta. Không ai có thể và không ai sẽ làm thế. Chúng ta phải đi trên con đường của chính mình."

8. Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết sẻ chia: "Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia."

9. Hòa nhã với tất cả: “Hãy kiên trì nhường nhịn người trẻ, từ ái với người già, khuyến khích những ai đang cố gắng, khoan dung độ lượng với những kẻ làm sai và nhu nhược. Có khi trong đời, con sẽ lâm vào những hoàn cảnh ấy.”

“Từ bi với mọi chúng sinh, không phân biệt giàu nghèo; mỗi chúng sinh có những nỗi khổ riêng. Một số chịu khổ quá nhiều, số còn lại chịu khổ quá ít.” 


 “Hãy chỉ dạy ba sự thật này cho chúng sinh: một trái tim nồng hậu, lời nói hòa ái, một cuộc đời phụng sự và từ bi là những thứ sẽ làm nhân loại đổi mới."

10. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin: "Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì con đã nghe thấy. 

Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì nó đã được nhiều người truyền miệng. 

Đừng dễ dàng tin vào điều gì bởi vì nó được ghi chép trong những cuốn sách giáo điều. 

Đừng dễ dàng tin tưởng điều gì vì chúng là lời của những bậc tiền bối và của Thầy con. 
 
Đừng dễ dàng tin vào truyền thống bởi vì nó đã được trao truyền trong rất nhiều thế hệ. Nhưng sau những gì quan sát và phân tích, khi con thấy chúng phù hợp với lí lẽ, đưa đến điều tốt lành, đem lợi ích cho chúng sinh, thì hãy chấp nhận và sống vì nó." 


11. Con nghĩ cái gì, con là cái đó: "Cái chúng ta đang làm là kết quả của những gì ta nghĩ. Cái chúng ta nghĩ nằm trong niệm và chính cái ta nghĩ làm nên niệm. 

Nếu một người nói và hành động bởi một niệm ác thì nỗi khổ bám theo anh ấy như cái bánh xe bị con thú kéo đi. 

Nếu một người nói và hành động với một niệm lành thì hạnh phúc sẽ đến với anh ấy như bóng với hình, chẳng bao giờ tách rời."


12. Thả cho nó bay: "Bí quyết của toàn bộ đời sống là không có gì để sợ. Đừng bao giờ lo sợ con sẽ trở thành ai trong tương lai, con không lệ thuộc vào ai cả. Chỉ có khoảnh khắc con rũ bỏ mọi thứ con mới được tự do."

13. Cây kim trong bọc có ngày lòi ra: "Có ba thứ không thể nào che giấu được, đó là mặt trời, mặt trăng, và sự thật."

14. Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con: “Để có được một sức khỏe tốt, để có thể đem hạnh phúc cho gia đình nào đó, để đem bình an cho tất cả, thì người đó đầu tiên phải có nghị lực và phải làm chủ được suy nghĩ của mình. 

 Nếu một người có thể làm chủ suy nghĩ, người đó có thể tìm thấy con đường giác ngộ; trí tuệ và đức hạnh sẽ tự nhiên hiển lộ nơi người ấy.”

 
 “Chính suy nghĩ của con người chiêu cảm ra nghiệp xấu, chứ không phải kẻ thù hay oan gia của họ.”

15. Đoàn kết là sống; chia rẽ là chết: "Không gì ghê gớm hơn thói quen hay nghi hoặc. Nghi hoặc chia rẽ con người. Nó là chất độc làm gãy đổ tình bạn và làm tan vỡ những mối quan hệ tốt lành. Nó là cái gai gây phiền toái và gây đau nhức; nó là lưỡi gươm gây chết người."

16. Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con: "Con hãy tìm trong vũ trụ những ai xứng đáng nhận được tình yêu và lòng thương mến của con hơn là bản thân con? Người đó không thể tìm được ở đâu cả. Con, chính con, cũng như mọi chúng sanh trên thế gian này, xứng đáng với tình yêu và lòng thương mến ấy."
 
17. Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ:"Chiến thắng bản thân mình còn hay hơn là đánh thắng một ngàn trận đấu. Chiến thắng ấy là của con; nó không thể bị lấy đi khỏi con bởi thiên thần hay ác quỷ, bởi thiên đàng hay địa ngục."

18. Đời sống tâm linh không phải là cái gì sang trọng mà là một nhu yếu: "Như cây nến không thể cháy mà không có lửa; người không thể sống nếu không có đời sống tâm linh."

19. Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục: "Đừng ganh tỵ với những phẩm chất tốt của người, nhưng hãy chấp nhận chúng bằng sự khâm phục của con."

20. Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con: "Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài."

21. Cho đi những gì tích trữ được: "Để sống đúng một cuộc sống vô vị lợi, ta không cần phải xem ta tích trữ được những gì giữa cuộc sống vật chất phồn hoa."

22. Chọn bạn mà chơi: "Một người bạn gian trá và xấu tính thì đáng sợ hơn cả một con thú hoang; con thú hoang chỉ có thể làm tổn thương thân thể con, nhưng một người bạn như vậy sẽ làm tổn thương cả tâm trí của con."

23. Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường: "Không có đường đến hạnh phúc: hạnh phúc là con đường."

24. Bỏ đi những hư danh giả tạm: "Trên bầu trời thì không thể phân biệt được đâu là hướng Tây, đâu là hướng Đông. Con người tạo ra những sự chia chẻ trong tâm trí của mình và tin rằng những điều ấy là đúng."

25. Yêu. Sống. Thả cho bay: "Sau cùng, đây là những vấn đề quan trọng: Con đã yêu chân thành như thế nào? Con đã sống trọn vẹn ra làm sao? Con đã thả cho bay nhiều đến chừng nào?"

Còn bạn, câu nói nào từ Phật bạn thấy thích nhất, muốn lấy đó để thử thực hành rồi đưa ra nhận xét ? Bài học nào bạn học được từ con người vĩ đại này?

Các bạn đồng tu thân mến ! 

Chúng ta hãy đi vào phân tích thử một vài lời dạy của Phật đã được áp dụng để thấy ra sao? 

Đọc những lời Phật dạy trên đây, trong câu thứ 15, chúng ta thấy xưa Bác Hồ đã lấy lời dạy này khi kêu gọi: 
 
“Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết! 

Thành công! Thành công! Đại thành công! ”

Và suốt đời Bác đã giáo dục toàn Đảng toàn quân, tòan dân làm bằng được điều đó khiến sự chia rẽ của bọn thưc dân, đế quốc đều thất bại mà làm nên sự thành công đáng đuổi đế quốc Nhật, Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.  

Hay chúng ta hãy lấy câu thứ 12 sau đây để quán xét:

12. Thả cho nó bay: "Bí quyết của toàn bộ đời sống là không có gì để sợ. Đừng bao giờ lo sợ con sẽ trở thành ai trong tương lai, con không lệ thuộc vào ai cả. Chỉ có khoảnh khắc con rũ bỏ mọi thứ con mới được tự do."

Nhiều đứa trẻ được bố mẹ nuôi dạy tận tình và giúp con phải biết tự lập trong cuộc sống thì dù chúng là con cái nhà nghèo nhưng khi lớn lên đều thành đạt cả về sự hiểu biết và khả năng làm việc và trong cư xử với xã hội xung quanh nó.

Còn bao trẻ được nuôi dạy một cách bao bọc nuông chiều lớn thành những “thằng bờn” khi cha mẹ có sự nghiệp, công danh tiền của thì chúng thành những con búp bê và khi cha mẹ mất thì thành đứa trẻ không biết làm gì với thực tế cuộc sống, bao tiền của, tài sản bố mẹ để cho đều biến mất và nếu không biết tự giác ngộ, tự thích nghi cuộc sống hiện tại thì chúng sẽ thành những người vô gia cư, vô tích sự, thậm chí chán đời, thân hình tàn tạ và buồn chán, có khi chỉ muốn quyên sinh.    

Thời đại ngày nay nhiều người nuôi con dạy con không phải để thành người lao động nuôi sống mình và đóng góp cho xã hội mà chỉ muốn con là ông vua, ông hoàng, làm ông tướng tất cả bao bọc cung phụng mọi thứ cho con, làm thay hết và khi nó lớn lên có gạo và thức ăn không biết nấu thành đồ ăn. Bố mẹ thấy vậy bảo mình vô phúc, nợ nó nay nó đòi nợ. Vậy ai nợ ai đây?
 
Khi bố mẹ bỏ tiền chạy chọt cho con có công ăn việc làm vào làm ở các cơ quan nhà nước, nó chẳng biết làm ăn, sống hàng ngày tiêu phá hoang tàn, hưởng lạc phá tán tài sản và khi bố mẹ hết chức quyền, tiền của,  nó mau chóng trở thành kẻ vô tích sự và chán đời thậm chí nghiện hút, phá tán tài sản cha mẹ đến khánh kiệt.

Nhiều cha mẹ nhìn thấy con như thế chán đời chép miệng nói vẫn còn chưa tỉnh ngội mà nói rằng: “nó là nghiệp là nợ của con, nay con phải trả nó”. Khi đã trắng tay họ tìm cách quyên sinh.  Ngay sau khi cha mẹ chết, chúng thành kẻ vô gia cư và sau cùng tìm cái chế kết liễu đời mình. 

Như thế chẳng những mình không tu hành thành tựu mà con cái sự nghiệp cũng tan hoang, đó là ôm nhau cùng chết. Thà rằng hãy cứ tinh tấn tu hành, không thể để con hư cứ buộc vào mình để tìm đường giải thoát, sau này thành Bồ-Tát, thành Phật về mà độ con, đó dù giác ngộ có chậm nhưng vẫn còn hơn là ôm nhau cùng chết chìm, vô ích. 

Hãy quán xét con gà thì thấy, khi gà mẹ ấp ra đàn con, nó hết lòng chăm lo tìm mồi cho nuôi con, bảo vệ con trước các đe dọa từ chim đài bang, cáo, chuột v.v…nhưng khi con nó lớn, nó bắt con phải tự bới đất tìm mồi, nó chỉ từ xa trông và bảo vệ con khi bị kẻ thù tấn công mà thôi.

Nếu con nó không chịu đi kiếm mồi, nó có mồi mà con lười không đi kiếm ăn, nó kiên quyết không cho mà còn mổ bắt phải tự đi kiếm.  Như thế, con gà mẹ không ta nó biết nuôi dạy chăm sóc cho con lúc bé hết mình nhưng khi lớn nó biết dạy con nó phải biết tự lập mà nuôi sống mình nên con nó tự lớn khôn nên người.
 
Với con người, khi ta có con cái bé hãy hết lòng chăm nuôi, chỉ dạy nhưng khi đã học xong, trưởng thành thì là hết trách nhiệm, bạn hãy thả nó ra ngoài cuộc sống để lăn lộn mà tự lực làm ăn làm chủ cuộc sống của mình, còn cứ ôm lấy nó thì cha mẹ già phải chết, không ai nuôi được con đến già? Và khi cha mẹ chết, con sẽ bơ vơ và thành vô tích sự khốn khổ trong cuộc sống hàng ngày.  

Hãy học Phật dạy: “Hãy thả cho nó bay”, bí quyết của toàn bộ đời sống là không có gì để sợ. Đừng bao giờ lo sợ con sẽ trở thành ai trong tương lai, con không lệ thuộc vào ai cả. Chỉ có khoảnh khắc con rũ bỏ mọi thứ con mới được tự do."

Các bạn đồng tu thân mến!

Áp dụng câu Người Phật-tử học giáo lý Kinh điển của Phật là phải biết đem các giá trị đó vào cuộc sống hàng ngày để vận dụng, để y-giáo phụng hành. Nếu không thì không bao giờ tiến thân, thành tựu đạo quả, sẽ phải trôi lăn trong sinh tử luân hồi, không thể giải thoát. 

Ví dụ: ngày  tang lễ, quốc tang, ngày giỗ cha mẹ, ngày Phật đại Niết Bàn v.v…để tỏ lòng cung kính, hiếu thảo người ta không tổ chức cưới xin, ca hát v.v… Nếu vẫn làm và vui theo đều là phạm giới.             

Người biết áp dụng nó vào cuộc sống tu hành thì đặng giải thoát, gọi đó là Bồ Tát, là Phật, người không biết ứng dụng, học tập thì cứ làm phàm phu mãi là vì đạo lý này và đức Phật nói tất cả các Pháp đều là Phật pháp là vì vậy !  
    
      Kính chúc các bạn tin tấn thụ trì Kinh điển, giáo lý của Phật để nhập sâu vào tri kiến Phật, thành công trên con đường tu hành Phật đạo, làm nhiều việc công đức để lợi ích cho mình và cho mọi người. 
                 
Ngày 20 tháng 1 năm 2106                
                                  Quảng Tịnh Cư Sỹ -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

nguồn gốc và mục đích của đạo phật nguon goc va muc dich cua dao phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Gỏi trái sung bon diem cot yeu trong phat giao thien tong mÃƒÆ Nhóm trẻ nào có nguy cơ tử vong não tuc cội tín ï¾ å Nguyên nhân làm tiểu đường khó thiện con hay la cai tivi hoac dien thoai buc tinh thu day cam xuc cua gs cao huy thuan gui Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh giá Đạo LÃƒÆ Lưu gởi chùa vàng kinkakuji nổi tiếng ở nhật giáo 5 tan o thai lan Vu lan doi song can mot tam long truyền Vài Æ trí hóa giao ly dao phat voi gioi tre hien nay o nuoc ta Phật giáo thờ phật tại nhà và những điều hi廕積 một cõi đi về Ð Ð Ð ï¾ ï½ bao ve gia dinh truoc nguy co do vo nhung dieu phai nu can biet khi di co mot chu tieu nhu the Uống trà xanh có thể giảm tác dụng nghiem ve nhan quatu viet chi va viet muc da kich phap mon tinh do dai thua la sai lam Do Tuá Dấu BÃn những nhận định chưa đúng về phật BÃo tòa y鎈 tức thieu Khắc ДГІ Äón dung bao gio coi thuong nguoi khac vi khong ai co