Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là
Nguồn gốc và ý nghĩa của tết Trung thu

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
Nguồn gốc của Tết Trung thu

Hiện có ba truyền thuyết về Tết Trung thu được người ta biết đến nhiều nhất là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Ở Trung Hoa, Tết Trung thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp Quý Phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy Quý Phi xưa trong đoàn vũ.

Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Ngắm Trăng.

Một điển tích khác về Tết Trung thu gắn liền với vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga. Cả 2 từng là những vị thần bất tử sống trên mặt trăng nhưng chỉ bởi lòng đố kỵ, ghen ghét, Hậu Nghệ đã bị vu oan và sau đó bị đày làm thường dân.

Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời.

Để trả ơn, nhà vua đã trao cho chàng một viên thuốc trường sinh bất tử và dặn rằng sau thời hạn một năm mới được uống. Hậu Nghệ mang viên thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp. Nhân lúc Hậu Nghệ không có nhà, Hằng Nga đã mở chiếc hộp và nuốt chửng viên thuốc. Đúng lúc đó, Hậu Nghệ về nhưng không kịp ngăn lại, Hằng Nga đã bay lên mặt trăng. Từ đó, dù thương nhớ chồng nhưng Hằng Nga vẫn không thể nào xuống trần gian được.

Dưới trần gian, Hậu Nghệ cũng nhớ thương vợ khôn nguôi nên đã xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là "Dương", Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là "Âm". Cứ mỗi năm một lần, vào rằm tháng 8, hai người được đoàn tụ trong hạnh phúc.

Cứ mỗi năm một lần, vào rằm tháng 8, Hằng Nga và Hậu Nghệ được đoàn tụ trong hạnh phúc

Ở Việt Nam, truyền thuyết của chị Hằng lại gắn với chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng thường xuống trần gian chơi cùng trẻ em dù tiên giới không cho phép.

Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm", ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi và gặp được Cuội - anh chàng chuyên gia nói dóc. Cuội bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên. Kì lạ những chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon.

Sau đó, Hằng Nga trở về cung trăng và đem những chiếc bánh để dự thi. Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là "bánh Trung thu", nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là "Tết Trung thu" - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Ý nghĩa của Tết Trung thu

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
 
Bài viết: "Nguồn gốc và ý nghĩa của tết Trung thu"
M. Anh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu nguon goc va y nghia cua tet trung thu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

vị đa upagupta 首座 15 dieu ban khong nen chap nhan trong cuoc doi tà bồ 全龍寺 結制 cuộc đời và huyền thoại pháp khí và pháp phục có nên sử dụng tranh tượng phật di nghi thuc tung kinh a di da viet nghia Ăn trước gương giúp cải thiện vị bo 剎摩 tim hieu ve chu hieu trong dao nho va dao phat những tác dụng tương phản của tâm sap chet vuot qua noi co don ส มมาอาช วะ ý nghĩa một số pháp khí phật giáo Cuộc đời không huyền thoại của vị Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm ung hoa thuong thich hue chieu 1895 bat nhi niem vui khong nguyen nhan Trái Vua thế giới quan của phật pháp sợ hãi chỉ còn là quá khứ suy nghi ve phuong phap dich thuat kinh dien trong vài ý nghĩ nhỏ về đức dũng của sau cái chết thần thức sẽ đi về đâu Ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn vi tet cua nhung dua con xa que dẫn vào thế giới văn học phật giáo cha me Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ Ấn ấn làm sao giữ được giới thứ nhất trong bài học từ thiền tập với đức đạt Tức Tiếng nói của Phật pháp Thay đổi độ cao đột ngột có thể gây hình ảnh người phật tử thuần thành Sự có hay không một tình yêu chân thật giáo dục nhân cách trong giáo dục phật Chùa Vạn Phước