GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao.

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao. Nguyên nhân chính là do ký sinh trùng có tên Anisakis có trong món sushi mà người này đã ăn trước đó.

Sự cố này cho thấy rõ sự gia tăng về số lượng người nhiễm khuẩn từ ký sinh trùng được tìm thấy trong cá sống mà các bác sĩ đang quan sát thấy ở các quốc gia phương Tây, khi món sushi ngày càng phổ biến - theo báo cáo.

sushi.jpg
Món sushi có nguyên liệu cá sống có thể làm người ăn bị nhiễm ký sinh trùng - Ảnh: internet

Trong báo cáo nói trên, các bác sĩ ở Bồ Đào Nha đã mô tả cơn đau phần bụng dưới của người đàn ông này. Khi người này cho biết đã ăn sushi, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân của các triệu chứng trên có thể do bị nhiễm ký sinh trùng. Qua nội soi, các bác sĩ quan sát đường tiêu hóa trên và nhìn thấy ký sinh bám trên thành ruột. Họ đã “dọn sạch” các ký sinh này và xác định đó là ký sinh anisakis. Và bệnh gây ra do loại ký sinh này được gọi là anisakiasis.

Trước đây, các ca anisakiasis chủ yếu được phát hiện ở Nhật Bản. Nhưng “do sự thay đổi trong thói quen ăn uống, anisakiasis đang tăng lên ở các nước phương Tây với các đối tượng có bệnh sử khó tiêu với món cá sống hoặc cá chưa được nấu chín”, chia sẻ của các chuyên gia trên Tạp chí BMJ Case Reports đầu tháng 5 qua.

Các nguồn thực phẩm phổ biến mang loại ký sinh trùng nguy hiểm này là: cá tuyết các loại, vây cá, đuôi cá, cá hồi đại dương, cá trích, cá bơn, cá mặt quỷ hoặc mực ống - theo Đại học Stanford. Vì loại ký sinh này có trong cá nên ai ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Do vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm ký sinh này là không ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín.

Theo khuyến nghị của Cơ quan Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), phải nấu chín cá biển hay các thực phẩm động vật biển ở 145 độ F hay 63 độ C để tiêu diệt ký sinh trùng. Đông lạnh cá sống ở -4 độ F, tức -20 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày; hoặc đông lạnh cá tươi ở -31 độ F (-35 độ C) cho đến khi đông đá và trữ ở -4 độ F (-20 độ C) trong 24 giờ để tiêu diệt các ký sinh.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

Tự ÃƒÆ お墓のお quÃ Æ thơ mặc giang từ bài số 1341 đến số Ăn gừng để trị sỏi mật hôi chân y 生前墓 bay phap de xay dung mot hoi chung hung thanh 放下凡夫心 故事 ha bảy pháp để xây dựng một hội chứng lang Hơi thien phat giao cach ngoi thien va quan niem hoi tho Liu Bồi hồi nhớ bánh ú tro ki tich luon duoc tao ra boi nhung con nguoi co Bồi hồi dưới mái chùa xưa hỏi muốn thân tâm được yên tịnh hãy quay muon than tam duoc yen tinh hay quay ve voi hoi tuà Những ai nên giảm cân Húy Vạt nắng chiều tỏa hương Những ai nên giảm cân xuân thiền HoẠNÃƒÆ Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử sám hối và thiền quán lay phat sam hoi va thien quan tung kinh văn cac tay trang hoan trang tay truyền thông con đường dẫn tới sự sau phap tao nen su hoa hop trong doi song cong hÓi quan sông hãy bỏ bè 西藏明妃不怀孕吗 Hơi thở sâu giúp tăng hiệu quả điều Lâm Đồng Thành kính tưởng niệm nhân hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm 永代供養 東成 Hồi ức một quận chúa Kỳ 4 Cuộc hãy còn bỏ vết chim bay Chùa Hội Tôn ト妥