GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao.

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao. Nguyên nhân chính là do ký sinh trùng có tên Anisakis có trong món sushi mà người này đã ăn trước đó.

Sự cố này cho thấy rõ sự gia tăng về số lượng người nhiễm khuẩn từ ký sinh trùng được tìm thấy trong cá sống mà các bác sĩ đang quan sát thấy ở các quốc gia phương Tây, khi món sushi ngày càng phổ biến - theo báo cáo.

sushi.jpg
Món sushi có nguyên liệu cá sống có thể làm người ăn bị nhiễm ký sinh trùng - Ảnh: internet

Trong báo cáo nói trên, các bác sĩ ở Bồ Đào Nha đã mô tả cơn đau phần bụng dưới của người đàn ông này. Khi người này cho biết đã ăn sushi, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân của các triệu chứng trên có thể do bị nhiễm ký sinh trùng. Qua nội soi, các bác sĩ quan sát đường tiêu hóa trên và nhìn thấy ký sinh bám trên thành ruột. Họ đã “dọn sạch” các ký sinh này và xác định đó là ký sinh anisakis. Và bệnh gây ra do loại ký sinh này được gọi là anisakiasis.

Trước đây, các ca anisakiasis chủ yếu được phát hiện ở Nhật Bản. Nhưng “do sự thay đổi trong thói quen ăn uống, anisakiasis đang tăng lên ở các nước phương Tây với các đối tượng có bệnh sử khó tiêu với món cá sống hoặc cá chưa được nấu chín”, chia sẻ của các chuyên gia trên Tạp chí BMJ Case Reports đầu tháng 5 qua.

Các nguồn thực phẩm phổ biến mang loại ký sinh trùng nguy hiểm này là: cá tuyết các loại, vây cá, đuôi cá, cá hồi đại dương, cá trích, cá bơn, cá mặt quỷ hoặc mực ống - theo Đại học Stanford. Vì loại ký sinh này có trong cá nên ai ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Do vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm ký sinh này là không ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín.

Theo khuyến nghị của Cơ quan Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), phải nấu chín cá biển hay các thực phẩm động vật biển ở 145 độ F hay 63 độ C để tiêu diệt ký sinh trùng. Đông lạnh cá sống ở -4 độ F, tức -20 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày; hoặc đông lạnh cá tươi ở -31 độ F (-35 độ C) cho đến khi đông đá và trữ ở -4 độ F (-20 độ C) trong 24 giờ để tiêu diệt các ký sinh.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

Mùa Xuân qua cánh đồng xanh 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu 深恩正 Để Ăn nho đừng bỏ vỏ 佛教标志和纳粹的区别 Lòng vị tha pháp hành cần thiết trên dÃƒÆ Lễ húy nhật lần thứ 34 Đại lão ประสบแต ความด 浄土宗 2006 Nhá chuyen do canh ba 鎌倉市 霊園 Những loại củ quả không nên ăn cả คนเก ยจคร าน Những ô cửa xanh gõ Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh tieu su hoa thuong thich vinh dat 佛教教學 饒益眾生 หล กการน งสมาธ 五戒十善 一日善缘 Từ tượng vua Lý ở Hà Nội đến 忍四 su khac nhau giua nguoi viet nam va nguoi Dịch giả cuốn sách nổi tiếng 父母呼應勿緩 事例 度母观音 功能 使用方法 chùm ảnh ht thích đức chơn lúc sanh can than voi loi noi de tranh khau nghiep Ngó sen ngọt mát tự tánh di đà 8 tiếp theo kalachakra さいたま市 氷川神社 七五三 Ajahn chah 築地本願寺 盆踊り bão dạy ta điều gì trong cuộc sống 弥陀寺巷 å Từ miền Trung tôi viết Giai điệu tháng Tư mantra âm thanh của chánh อธ ษฐานบารม Đầu năm theo mẹ đi chùa Vai trò của người truyền Mỗi năm Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa Vui nào tạm bợ vui nào chân thật Lưu giữ ký ức Tết cho con cháu