GNO - Thai phụ sống trong môi trường bị ô nhiễm vào 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ sinh con mắc tự kỷ...

Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

GNO - Các nhà khoa học Đại học Y khoa Harvard vừa đưa ra kết quả nghiên cứu rằng: Thai phụ sống trong môi trường bị ô nhiễm vào 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao gấp 2 lần so với phụ nữ được sống trong môi trường trong lành, theo Reuters.

tre tu ky.jpg
Ô nhiễm môi trường làm tăng gấp đôi nguy cơ trẻ mắc tự kỷ - Ảnh minh họa

Các bà mẹ sống trong môi trường có các chất thải từ khói lửa, phương tiện giao thông, khói công nghiệp (từ nhà máy, công xưởng) thì trẻ sinh ra có nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ cao gấp đôi so với các bà mẹ được hít thở không khí trong lành. Kết quả nghiên cứu này được đăng trực tuyến trên Tờ Môi trường & Viễn cảnh Sức khỏe (The Environmental Health Perspectives) ngày 18-12 vừa qua.

Nghiên cứu nói về mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và bệnh tự kỷ bắt đầu vào năm 2010. Theo đó, nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh tự kỷ cao gấp đôi nếu trong 3 tháng cuối của thai kỳ  thai phụ sống gần đường cao tốc. Tuy phạm vi của nghiên cứu này chỉ ở Hoa Kỳ nhưng đã giúp gợi ra mối liên hệ khả dĩ cho sự tiếp nối của những nghiên cứu sau này. Đây là chia sẻ của Heather Volk, Bệnh viện Nhi trường Đại học Nam California, tác giả của nghiên cứu trên.

Trên cơ sở phân tích sự gia tăng số trẻ tự kỷ ở Hoa Kỳ, tỉ lệ từ 1/68 trẻ năm 2010 so với tỉ lệ 1/150 trẻ năm 2000 (theo kết quả báo cáo hồi tháng 3-2012), các chuyên gia đã đi tìm hiểu nguyên nhân của sự gia tăng này.

Mặc dù trước đây, bệnh tự kỷ chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân là sự biến đổi gene nhưng sự gia tăng tỉ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ làm các chuyên gia xem xét đến các yếu tố ngoài gene - yếu tố môi trường, vì sự biến đổi về gene không thể lý giải cho sự gia tăng tỉ lệ mắc bệnh này nhanh như vậy.

Nghiên cứu của Đại học Harvard dựa trên các nghiên cứu được tiến hành từ năm 1989, với 116.430 trẻ. Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về mức độ ô nhiễm của môi trường sống của các bà mẹ khi họ mang thai. Kết quả này được so sánh với lịch sử thai kỳ của 245 trẻ mắc tự kỷ với 1.522 trẻ phát triển bình thường được sinh ra trong thời kỳ 1990-2002.

Kết quả không tìm thấy sự liên hệ giữa bệnh tự kỷ và môi trường sống ô nhiễm trong đầu thai kỳ hoặc sau khi trẻ được sinh ra nhưng 3 tháng cuối thai kỳ nếu thai phụ sống trong môi trường ô nhiễm sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ trẻ phát triển bệnh tự kỷ.

Chuyên gia dịch tễ học Marc Weisskopf, tác giả nghiên cứu mới nhất này khẳng định: Bằng chứng về việc môi trường sống ô nhiễm tác động đến nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng rõ ràng hơn.

Các chuyên gia cho rằng, môi trường ô nhiễm chứa vô số các chất độc hại và các chất này xâm nhập vào tế bào, phá vỡ sự phát triển của tế bào não.

Năm ngoái, Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra mối liên hệ của ô nhiễm không khí với các bệnh như hen suyễn, ung thư phổi và các bệnh tim mạch.

Đức Hòa
(Theo The Huffington Post)


Về Menu

Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

5 phut quan vo thuong moi ngay de cuoc song them vãµ tam bao luc tương lai của phật giáo trên internet 因地當中 bảy pháp cần thực tập để được an tam an trong nghich canh la chia khoa hanh phuc Thông cáo đặc biệt của TƯGH về lễ tâm an trong nghịch cảnh là chìa khóa năm chữ vàng giúp bạn vượt qua hoa thuong thich thien tuong 1917 Giữ tâm thanh thản tai sinh y nghia cua su giac ngo tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ hÃ Æ n dao phat Tuân thủ năm giới dao 五痛五燒意思 vài nét về hành trạng Đại lão tỏa sáng cuoc song day du cac van de nhạc tai sao toi tu theo dao phat thờ cúng nhang đèn và giất mộng đời phÕ Món chay bánh hoa hồng ni truong thich nu dieu khong trong phong trao dau cùng 3 cau chuyen xuc dong ve gia dinh ban nen doc 1 tam yen khong phai la vo cam 藏传佛教 双修真相 cuộc sống đầy đủ các vấn đề tay trang cuoc doi vo thuong vo san con người ý thức với pháp thân mầu quan hệ giữa nhà nước và công dân theo tay trang hoan trang tay cà ri chay tay trắng cuộc đời vô thường vô PhÃÆp niềm ưu tư lớn cho năm tân mão ni 根本顶定 bố thí tay phuong yeu quyet Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã cÕ Ï má Ÿ dai