Giác Ngộ - Có những điều tưởng là mình đã nhớ, đã biết nhưng lắm khi cần thiết hoặc nguy cấp, hoặc bất ngờ mình lại quên mất. Vì quên nên hành xử không đúng để rồi khi sực nhớ mới “ngạc nhiên” với chính mình, rồi tự hỏi: Sao mình có thể làm như vậy được nhỉ?

Nhắc để nhớ…

Giác Ngộ - Có những điều tưởng là mình đã nhớ, đã biết nhưng lắm khi cần thiết hoặc nguy cấp, hoặc bất ngờ mình lại quên mất. Vì quên nên hành xử không đúng để rồi khi sực nhớ mới “ngạc nhiên” với chính mình, rồi tự hỏi: Sao mình có thể làm như vậy được nhỉ?

1.

Hồi còn đi học phổ thông, đôi khi mình đinh ninh về một phép toán, một câu thơ nào đó và say sưa tính tính, ghi ghi. Để khi vừa hết giờ làm bài, hay khi vừa rời khỏi phòng thi mình đã giật mình: không phải thế, sai mất rồi.

 

Minh họa

Mà “sai một li, đi một dặm” là chuyện vẫn thường xảy ra trong học hành. Vì thế mà má mình hay dặn kỹ, con nhớ làm bài xong, dành 5-7 phút đọc lại nghen. Và vì đã dặn như thế nên hễ đi thi về mà tôi than “lỡ tính sai mất rồi” là má la, thậm chí còn đánh để… tôi nhớ mà những lần sau kiểm tra kỹ lưỡng, khỏi sai.

Bài học cũ, ký ức cũ, nhắc để nhớ và để nhận ra rằng hồi nớ má tôi dạy tôi tính cẩn thận, để bây giờ khi làm chi tôi cũng nhìn trước, ngó sau, để hạn chế đến mức tối đa những sơ suất.

2.

Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy. Rồi thì nhớ, để khi nói một điều gì đó, nhận xét về một cái gì đó tôi đều trung dung. Bởi cái gì cũng có hai mặt của nó, nên mình không thể chụp mũ một ai đó, một sự việc nào đó mà quên nhìn đa chiều. Trung dung và nhìn toàn diện cũng là cái nhìn của người có trí, tránh biến mình thành… thầy bói mù xem voi.

Sau này học Phật, biết về nhân quả, về túc nghiệp của con người, của mọi loài nên càng có cái nhìn trung dung. Đôi khi con người ta cũng “bó tay” với chính mình khi hành động, hoặc nói, nghĩ một điều gì đó. Như là buồn chán, như là hận thù, như là ganh tị, ích kỷ… Đôi khi tự soi lại bản thân, không hiếm người cũng đã bàng hoàng thốt lên: tôi thật tệ hoặc tôi là kẻ xấu xa. Thế nhưng, khi lao vào thực tế, đụng chạm, va vấp với đời, với  người thì lại “sập bẫy” của chính mình, rồi lại… nguyền rủa chính mình. Nguyễn Du gọi đó là: “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao” (Truyện Kiều).

Nếu nhìn ở khía cạnh nhân văn, thương và cảm thông cho những người như vậy thì ta sẽ ngay lập tức bớt dỗi hờn, thôi trách móc hoặc mong cho người ta mau thoát ra cái vòng lẩn quẩn đó. Bởi ta biết, khi họ nhìn lại bản thân, nguyền rủa mình là lúc họ cũng rất khổ đau.

Đâu ai muốn mình đau khổ, nhưng chỉ vì không biết nguồn cơn của khổ đau hoặc tri giác sai lầm là khổ đau (là do người ta gây ra chứ mình hoàn toàn vô can) nên càng khổ. Sự chồng chất của những ý niệm và hành xử sai lầm trước nỗi khổ niềm đau giống như những lớp gạch, hoặc lớp rào sắt bó buộc con người vào “nhà tù” do chính họ dựng ra.

3.

Có bạn trẻ ngồi tâm sự với mình khoảng 5-10 phút thì ít nhất ba lần bạn ấy bảo “em buồn/ em chán quá…”. Và mình bắt bệnh ngay: em bị bệnh than mất rồi. Rõ ràng, khi mình “tát” một cái như thế thì bạn ấy cũng nhận được là mình đang than, và thực sự là bạn ấy thấy đau khổ bũa vây. Nhưng biết làm sao được, tập khí (thói quen) than ấy đã hình thành lâu ngày, nó đồng hành cùng với cái tâm yếu đuối, dễ tổn thương và được sự nuông chiều của những người xung quanh lâu ngày rồi nên đã trở thành… tính cách. Cứ thế , tính ấy cứ tự động bộc phát với bất cứ ai, và bất cứ nơi nào!

Muốn chữa trị không phải dễ, nhưng cũng không khó. Bởi không có gì là không thể, nếu mình có niềm tin và mong muốn thay đổi. Thêm vào đó là phương pháp (lý thuyết và những bước thực hiện) cùng với sự cố gắng (tinh tấn) thì mình sẽ bước qua chính mình. Đó là “chiến thắng” chính mình, và Bụt gọi đó là chiến thắng lớn nhứt của con người.

4.

Khi bạn tiếp nhận một ý thức hệ mới, cùng với đó là những nguyên tắc sống mới, tạm gọi đó là con đường mà bạn không chịu đi, vẫn cứ ôm khư khư những điều mình đang giữ (dù nó là điều làm bạn khổ đau) thì không ai có thể đưa bạn đến bến-bờ-bình-yên. Nếu có thì đó cũng chỉ là tạm thời, vay mượn rồi cũng sẽ hết. Giống như bạn đến chùa, có thể bạn sẽ bình yên chốc lát là nhờ năng lượng bình yên của chính nơi chùa chiền và những người thực tập bình yên nơi đó. Nhưng nếu, bạn không tiếp thu, tiếp nối con đường và sự thực tập ấy thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ bất an như trước khi đến chùa…

 

Minh họa

Của cải cũng vậy, nếu mình không làm ra, không tiếp tục vun vén, gìn giữ thì có nhiều bao nhiêu cũng sẽ cạn khi mình chi mà không thu!

Rất nhiều ví dụ đại loại như thế để chứng minh cho sự tự trị liệu và chuyển hóa của mỗi người mới chính là sự cứu cánh. Có lần, tôi nói với một người bạn đồng tu rằng: không ai có thể cứu mình bằng chính mình. Nếu mình không muốn sống thì bác sĩ có giỏi cỡ nào cũng không thể cứu mình được, nếu cứu được thân thể thì tâm hồn mình cũng đã chết mất rồi. Và vì vậy, mình là một lương y tài giỏi của chính mình. Đó cũng điều mình cần nhắc để nhớ và khi nhớ một cách sâu sắc thì mình sẽ không dựa dẫm, ỷ lại, hoặc cầu cạnh, vái van cứu rỗi…

Mạnh Khôi


Về Menu

Nhắc để nhớ…

mua trâu phóng sinh được trâu báo đáp Gió Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão to hac đệ mot ky quan cua myanmar an tâm trà chùa phước hậu có nên cho trẻ nhỏ quy y Ba vị danh Ni tiêu biểu trong tiến trình hoa tầm sư học ni truong thich nu dieu khong trong phong trao dau di san the gioi sri lanka không Cổ Khái triết chùa võng thị Thường Thận xay vong thẠảo ảnh that hanh phuc khi ca gia dinh cung theo dao phat gi chuyển Tiệc buffet chay gây quỹ xây tịnh xá Lon Bóng hoa sen trong bun nhất giáo Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng soi day chuyen dinh menh 8 công dụng tốt cho sức khỏe của CÃ ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn nghĩ giup chương viii thời kỳ đầu của phật giản บทสวดพาห งมหากา 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 Bỏ Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dai hung dai luc cua bo tat quan the am kỷ