GN - Tất cả đã góp phần hun đúc, làm nên tên tuổi một Phật tử thuần thành, kiên trung với sự nghiệp Giáo hộ...

Nhân cách Tống Hồ Cầm

GN - Lịch sử khai sinh, tồn tại và phát triển của Báo Giác Ngộ kể từ ngày 1-1-1976, thời điểm ra số đầu tiên góp mặt với làng báo cả nước - không thể thiếu vắng sự có mặt của một nhân cách lớn: Cư sĩ Tống Hồ Cầm - nhà thơ Phật tử Tống Anh Nghị, khởi đi từ những thăng trầm trong giai đoạn bao cấp đầy khó khăn gian khổ thẳng tiến vào nền kinh tế thị trường với nhiều biến động khó thể dự đoán trong bước phát triển của nền báo chí Việt Nam.

Tong Ho Cam.jpg

Cư sĩ Tống Hồ Cầm nhận quà thư pháp từ HT.Thích Nhất Hạnh - Ảnh Tư liệu GN

Sinh ngày 23-2-1918 tại Huế, từ nhỏ đã thấm nhuần tinh thần Phật giáo trong một gia đình kính tín Tam bảo, ông quy y với Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nguyên tại tổ đình Sắc tứ Tây Thiên (Huế), được ban pháp danh Tâm Bửu. Sự hấp thụ tự nhiên truyền thống Phật giáo của người dân trên vùng đất cố đô đã nuôi dưỡng những tố chất đặc trưng “rất Huế” trong ông giữa hàng loạt phong trào sôi động thời bấy giờ, từ phong trào chấn hưng Phật giáo trên khắp ba miền, đến công cuộc đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo những năm đầu thập niên sáu mươi của thế kỷ trước.

Tất cả đã góp phần hun đúc, làm nên tên tuổi một Phật tử thuần thành, kiên trung với sự nghiệp Giáo hội qua nhiều thời kỳ. Cư sĩ Tống Hồ Cầm - chúng tôi thường gọi một cách trìu mến là ‘bác Cầm’ - tuy là một lão thành cư sĩ Phật tử có bề dày hoạt động đáng kính trọng, nhưng vẫn giữ được phong cách của một Phật tử tại gia khiêm cung, kính Phật trọng Tăng. Trong công việc luôn thể hiện tinh thần tận tụy, cần mẫn, trách nhiệm, biết bỏ cái riêng lo cho cái chung.

Ông đã nhiều lần tâm sự với chúng tôi - ‘lớp trẻ’ như ông thường gọi: “Suốt cuộc đời tôi đã gắn liền với Phật giáo nói chung, và nhiều thập niên trong hoạt động báo chí Phật giáo tôi chưa bao giờ vi phạm nguyên tắc lấy cái chung làm cái riêng. Chính điều này khiến tôi có thể hãnh diện với chính mình và không làm phiền cho quý Hòa thượng cùng một số anh em huynh đệ đã cùng tôi gánh vác công tác Phật sự do Giáo hội giao phó”. Con người của ông vốn luôn như thế!

37 năm tuổi của tờ báo Phật giáo chỉ là một phần thời gian so với tuổi đời 95 của ông, nhưng sự minh mẫn, tinh anh và lòng nhiệt thành gắn bó với công việc Phật sự từ những thập niên trước năm 1975 của ông như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong vai trò là một trong những cư sĩ Phật tử có quá trình gắn bó, cống hiến tâm lực, trí lực qua nhiều giai đoạn lịch sử của Phật giáo nước nhà.

Dù đã vượt hơn ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy” nhiều chục năm nhưng sức làm việc bền bỉ của ông luôn khiến mọi người ngạc nhiên, kính phục. Dưới góc độ giáo lý đạo Phật, thực tế này hẳn phải được chiêm nghiệm về phước đức, nhân duyên và thành tựu trong cuộc đời làm Phật sự cao quý của ông theo tinh thần Kinh Tăng chi, chương Bốn pháp, phẩm Nguồn sanh phước: Sống lâu, Sắc tốt, An vui, Sức mạnh và Trí tuệ.

cu si Tong Ho Cam.JPG

Và được các cấp chính quyền quan tâm, vấn an sức khỏe trong mỗi lần thăm GN - Ảnh: V.G

Hòa thượng Tổng Biên tập trong nhiều cuộc họp cơ quan hoặc giao lưu dịp cuối năm… cũng thường khen ngợi: “Anh Cầm có một phước báo mà không ai dễ gì có được, chính vì cách sống của anh trong sinh hoạt hàng ngày với sự chuẩn mực đạo đức: không rượu chè, thuốc lá… của một người cư sĩ có đời sống phạm hạnh nghiêm cẩn”. Có thể nói, chính do tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và phương pháp làm việc, điều tiết trong sinh hoạt hàng ngày đã mang lại cho ông một sức khỏe, một sự minh mẫn lạ thường. Khi có dịp gặp khách, nhắc đến tuổi thọ của ông - nhà báo cao niên nhất trong làng báo nước nhà - ai cũng nể phục…

Ngay từ thập niên 1940, ông đã bắt đầu sự nghiệp cầm bút của mình bằng những bài viết gửi các báo ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn, như: Viên Âm, Giác Ngộ, Phật giáo văn tập, Phương tiện, Phật giáo Việt Nam… với nhiều bút danh khác nhau. Sau đó, ông làm Tổng Thư ký Tạp chí Từ Quang - cơ quan ngôn luận của Hội Phật học Nam Việt đến năm 1975. Ông còn là một trong những thành viên đầu tiên tham gia sáng lập tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam và là huynh trưởng cấp Dũng, trở thành cánh chim đầu đàn, một trong những người anh cả của tổ chức thanh thiếu đồng niên Phật tử Việt Nam.

Thời điểm bước ngoặt sau 1975, cùng với các nhân sĩ Phật giáo như: Võ Đình Cường, Nguyễn Văn Hàm, ông bắt tay thành lập Báo Giác Ngộ - tiếng nói của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước. Tờ báo phát hành định kỳ nửa tháng 1 lần. Đến năm 1990, Báo Giác Ngộ trở thành cơ quan ngôn luận đặt dưới sự quản lý của Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh, do Hòa thượng Thích Trí Quảng làm Tổng Biên tập, Hòa thượng Thích Giác Toàn - Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung. Nhà báo - cư sĩ Tống Hồ Cầm được các vị trong giới báo chí và Phật giáo tín nhiệm giao phó đảm trách nhiệm vụ Phó Tổng Biên tập cho đến nay.

Trong 70 năm hoạt động báo chí, nhà báo - cư sĩ Tống Hồ Cầm đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam của Hội Nhà báo Việt Nam năm 1991, Huy chương Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1992, Bằng tuyên dương công đức của Hội đồng Trị sự GHPGVN năm 1996, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2000, Huân chương Độc lập hạng 3 của Chủ tịch nước.

Với vai trò góp duyên, góp sức của một người cư sĩ Phật tử tín tâm đối với Báo Giác Ngộ, nhân cách cư sĩ Tống Hồ Cầm luôn tỏa sáng trong suốt chặng đường hình thành và phát triển 37 năm qua nơi tòa soạn đã là một minh chứng cho tinh thần tận tụy vì công việc.

Ngày tháng có qua đi nhưng dấu ấn điểm xuyết cho sự phát triển đi lên của Báo Giác Ngộ trong làng báo Việt Nam không thể không ghi nhận công lao của một con người quy tụ nhiều đức tính cao quý. Với chúng tôi - những huynh đệ xuất gia và tại gia đã từng có nhân duyên cộng sự trong thời gian dài tại tòa soạn, ông luôn là người thầy, người cha, người anh, người bạn thân thiết trong Chánh pháp…

Thích Thiện Bảo

Về Menu

Nhân cách Tống Hồ Cầm

Thi Cỏ quá tự vo ly 04 phan 1 song gi Chuyện nhà tôi Một Mẹ là mùa xuân gio Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh êm gieo chi hận oán 四大假合 nghiep 首座 Ăn chay xư Huê Thường ngon ç Người trong lòng tay Phật tinh hoa ton tuong hu be ï¾å loi An trú bây giờ mac tâm bình an và tĩnh lặng của một Tầm tứ Châu Mạ thương Chiều cuối năm ai la nguoi co ly Hạnh kiên nhẫn Nhặt vàng phai Muối mè của mẹ Phụ nữ ngồi nhiều dễ bị ung thư vú con nguoi y thuc voi phap than mau nhiem Lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn chùa Phật giáo 12 vấn đề xã hộidưới cái nhìn phật Giai điệu tháng Tư duc phap vuong gyalwang drukpa lÃm Ca co chàm Thở Nở rộ cơm chay Tương làng Bần Đậu hủ và nấm xào cà ri chay Mẹ