Khi được sinh ra, có mặt trên thế gian này là chúng ta bị lôi kéo và bắt buộc một hành trình tìm kiếm, vậy ta tìm kiếm điều gì
Nhận diện cái chết và hạnh phúc

Khi được sinh ra, có mặt trên thế gian này là chúng ta bị "lôi kéo" và "bắt buộc" một hành trình tìm kiếm, vậy ta tìm kiếm điều gì?  
 

Ta tìm kiếm kiến thức, tiền tài, vật chất, hạnh phúc... Chúng ta nghĩ rằng những điều đó sẽ đem lại cho ta sự lợi ích, bởi chúng ta nghĩ ai mà không cần vật chất, chỗ ở, trang phục?

Vâng!

Như thế là chúng ta đang thương bản thân mình và phục vụ nó vì trách nhiệm cho kiếp sống này, thế nhưng mỗi ngày chúng ta luôn bận bịu vì điều đó! Chúng ta cứ nghĩ những thứ đó phục vụ mình. Nhưng thực tế thì sao?

Chúng ta đang làm chủ hay làm nô lệ vật chất và làm nô lệ cho xác thân này? Chúng ta có địa vị, chúng ta kiếm thật nhiều tiền, nhưng để đạt được điều đó chúng ta phải bỏ ra thời gian, sức khỏe, có khi là gần cả cuộc đời, lúc đó có nhiều tiền nhưng chúng ta phải đối mặt với sự già nua, bệnh tật và cái chết...

Chúng ta thường quan niệm rằng có nhiều tiền để có tất cả, vậy khi đó chúng ta bệnh thì chỉ phục vụ cho việc đến bệnh viện, thế chúng ta có thật sự có tất cả như ý niệm ban đầu của việc kiếm tiền, và chúng ta có thật hạnh phúc khi có nhiều tiền trong hoàn cảnh như thế?

Suy nghiệm, để rồi tôi ngộ ra rằng: ta hãy đừng sống cho xác thân này mà hãy sống cho tâm và sống cho đời sống tâm linh của mình, bởi nếu chúng ta sống chỉ nghĩ và phục vụ cho xác thân này thì chúng ta sẽ đánh mất và lãng quên đi nội tâm - vốn là cái sẽ theo ta trong đời này, đời khác!

Hãy ngồi xuống và nghĩ một chút về sanh tử luân hồi, có thể ta chưa đi sâu vào nhưng ta cũng nhận định và thấy được hai chữ "luân hồi" tức là chúng ta lại sinh ra nữa, lại loanh quanh, lại mệt mỏi và tìm kiếm vật chất cho cái xác thân này để rồi lại ra đi... Vậy đó có phải là hạnh phúc không?

Tạm gọi và đặt vấn đề: hạnh phúc trong tâm ta và hạnh phúc ngoại cảnh thì đâu là điều cốt yếu? Hãy suy nghiệm một chút để ta nhìn rõ và để ta hiểu cái tâm mình hơn.

Trải qua những khổ đau chính là chất liệu giúp mình nhận diện con đường sáng đẹp để đi. Người gây cho mình khổ đau ấy vì thế trở thành thiện tri thức giúp mình đi đến bến bờ hạnh phúc, an nhiên...

Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo. Hãy suy niệm về sự chết, đừng né tránh nó, hãy nhìn vào nó vì đến một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ đối mặt với cái chết, khi đã quán xét thường xuyên thì chúng ta sẽ thấy được cái chết không đáng sợ.

Khi nhìn thấy được cái chết rồi sẽ cận kề ta, ngay trong hơi thở này thì ta sẽ không còn muốn nuông chiều hay làm nô lệ cho cái xác thân này nữa. Mỗi ngày chúng ta hãy dành cho mình thời gian để quán niệm về hơi thở để biết mình đang trong hiện tại cùng chánh niệm về việc mình đang làm và biết mình đang làm gì...

Cứ như thế rồi ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều và rồi ta cũng tìm về được với sự thanh thản và yên lặng cùng tâm mình! Đó chính là hạnh phúc thật sự của tôi, bạn ạ.

Thiện Hạnh


Về Menu

nhận diện cái chết và hạnh phúc nhan dien cai chet va hanh phuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

お墓のお tỳ Miến dong và rau đậu xào chay Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ ngoi hòa thượng thích bửu lai truyện lục tổ huệ năng phần cuối thấy điềm lành có phải là dấu hiệu 祈祷カードの書き方 thử suy tư về hai mặt của tri thức บทสวดพาห งมหากา 8 công dụng tốt cho sức khỏe của truyện lục tổ huệ năng phần cuối ón 什么是佛度正缘 佛经说人类是怎么来的 Nghi lễ đời người trong các tôn giáo 経å 茶湯料とは Làm gì để giảm biểu hiện của Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh that ra chung ta deu giong nhau æ æ 修行人一定要有信愿行吗 tôi 永代供養 東成 rÃ Æ Buổi gặp gỡ đầu tiên song y lai dua dam la can benh hiem ngheo tản mạn một kiếp người 不空羂索心咒梵文 Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Phước Ăn chay có thiếu máu Ï nghĩ Mẹ ơi con xin lỗi treo cờmừngphật đản những ước mơ Lễ chung thất Đại lão Hòa thượng Pháp Quan hệ giữa nhà nước và công dân theo 历世达赖喇嘛 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 心靈 環保 ท มาของพระมหาจ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 c½u mạng 修行者 孕妇 Thành đạo theo tinh thần Thiền tông