Nhà ái quốc Phan Bội Châu (1867-1940), người đã từng bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế từ 1925 tới 1940, đã tuyên bố: "Có những người đáng sống thì lại chết yểu".

	Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11: Những nhà giáo yêu nước yểu mệnh

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11: Những nhà giáo yêu nước yểu mệnh

Nhà ái quốc Phan Bội Châu (1867-1940), người đã từng bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế từ 1925 tới 1940, đã tuyên bố: "Có những người đáng sống thì lại chết yểu".

Trong giới nhà giáo, ta có thể kể: Nhà giáo Cách mạng Phan Thanh, Tổng thống Sadi Carnot (1837-1894), Tổng thống Georges Pompidou (1911-1974), Giáo sư Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm (1908-1974), Thầy Dương Quảng Hàm (1898-1946).

- Nhà giáo Phan Thanh giảng dạy ở Trường Trung học tư thục Thăng Long - Hà Nội, cái "nôi" tiền cách mạng trong thập niên 1930-1940, cùng với các nhà giáo Cách mạng lão thành Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, qua đời rất sớm sau khi bị một cái u ở gáy (anthrax), đám tang rất đông học trò đi đưa, nhà Cách mạng Trần Huy Liệu đọc điếu tang.

- Sadi Carnot, kỹ sư, quê ở Limoges (Trung đông Pháp) thuộc một dòng họ lớn, trong thế kỷ XIX, được bầu tổng thống năm 1887, nhân có dịp ghé qua làng quê của ông, gặp lại thầy giáo cũ ở bậc tiểu học, tóc đã bạc phơ mà vẫn còn đứng lớp, cảm động quá, ôm chầm lấy thầy, rồi quay lại nói với đám học trò ở quê nhà: "Ta bình sinh bao giờ cũng trân trọng tất cả những ai dạy ta đạo làm người". Gần hết nhiệm kỳ tổng thống (1887-1894), ông bị một tên khủng bố, Caserio, sát hại.

- Georges Pompidou (1911-1974) (ảnh), cựu sinh viên Đại học Sư phạm Paris, Thủ khoa Thạc sĩ văn chương (agrégé ès-lettres) cùng một khóa với thầy Phạm Duy Khiêm (1908-1974) và Tổng thống Sénégal Sedar Leopold Senghor (1906-2001); ông dạy học cho tới năm 1958 được cử làm Đổng lý văn phòng cho tướng De Gaulle, năm 1962 làm thủ tướng khi De Gaulle làm tổng thống; sau khi Tổng thống De Gaulle từ chức năm 1969, ông được bầu tổng thống và qua đời năm 1974 khi chưa hết nhiệm kỳ. Ông quê ở Montboudif, vùng Cantal (cao nguyên giữa nước Pháp); nhân một buổi đi kinh lý, ghé thăm cô giáo cũ ở bậc tiểu học, lúc ấy đã nghỉ hưu. Ông hỏi: "Cô có cần gì, con xin giúp?"

Cô giáo già thản nhiên trả lời: "Cô không có nhu cầu, các con cô đã thành đạt, bây giờ ở xa, cô sống với lương hưu và đàn gà vịt!"

duykhiem.gif

Phạm Duy Khiêm

- Thầy Phạm Duy Khiêm là con trưởng nhà nho yêu nước Phạm Duy Tốn, anh ruột nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy; một cựu học sinh xuất sắc Trường Trung học Albert Sarraut Hà Nội trong thập niên 1920-1930, cựu sinh viên Đại học Sư phạm Paris cùng lớp với Tổng thống Georges Pompidou, thạc sĩ Văn chương (agrégé) năm 1935, giáo sư Trường Albert Sarraut.

Năm 1936, Đài phát thanh Paris yêu cầu thầy dành 15 phút nói chuyện với học sinh toàn thể nước Pháp, thầy kể chuyện "Anh Trương Chi và công chúa Mỵ Nương", nguyên văn bài này được đăng trong tạp chí La petite illustration xuất bản ở Paris; năm 1941, thầy Nguyễn Mạnh Tường đã đọc lại cho chúng tôi nghe rồi kết luận "Thật là hay".

Năm 1943, thầy cũng dạy ở trường trung học chuyên khoa Bưởi, thầy là tác giả các tác phẩm bằng tiếng Pháp sau đây:

+ Légendes des terres Lereines (Huyền thoại các xứ thanh bình) được giải thưởng của tạp chí Indochine xuất bản ở Hà Nội;

+ La jeune femme de Nam Xương (truyện vợ chàng Trương) đã được vua Lê Thánh Tôn khen bằng hai câu thơ:

"Ngọn đèn dù tắt đừng nghe trẻ,

Làn nước chi cho lụy tới nàng";

+ Nam et Sylvie (được Ban tổ chức giải Fémina ở Paris khen ngợi hành văn trong sáng).

Năm 1957, thầy làm Đại sứ Việt Nam ở Paris, được viện Đại học Toulouse (Nam Pháp) phong Tiến sĩ Danh dự (Docteur Honoris causae).

duongquang.gif

Dương Quảng Hàm

- Thầy Dương Quảng Hàm sinh ngày 14-7-1898 ở Hưng Yên (Đồng bằng Bắc Bộ), trong một gia đình nổi tiếng văn học từ mấy đời. Thầy theo học trường Collège des Interprètes (tức Trường Trung học Thông ngôn, tiền thân của Trường Trung học chuyên khoa Bưởi sau này, nơi các giảng viên đều là người Pháp trừ môn tiếng Việt do thân phụ tôi đảm nhiệm).

Sau khi tốt nghiệp trường này, thầy được theo học khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương ở Hà Nội năm 1917 và tốt nghiệp Thủ khoa với Luận văn "Học thuyết Khổng Tử", năm 1920. Các giảng viên Việt gồm có cụ Phó bảng Bùi Kỷ, nhà văn học Phạm Quỳnh…

Từ 1920 tới 1945, thầy Dương Quảng Hàm giảng dạy ở Trường Trung học chuyên khoa Bưởi, mới đầu cả Văn, Sử, Địa,… sau chuyên dạy Văn ở các lớp chuyên khoa (10, 11, 12). Thầy vừa dạy học vừa sáng tác. Thầy là tác giả các sách giáo khoa: Quốc văn trích diễn (1927), Sử Việt Nam (1927), Lectures litéraires sur l’Indochine (Những bài văn về Đông Dương) cùng soạn với ông Pujarniscle (1929), Việt Nam văn học sử yếu (1943), Việt Nam thi văn hợp tuyển (1943).

Sau năm 1945, thầy được cử làm Thanh tra học chính Bắc Bộ rồi Hiệu trưởng Trường Trung học chuyên khoa Chu Văn An (hậu thân Trường Bưởi).

Đêm 19 tháng Chạp 1946, sau khi lệnh "Toàn quốc kháng chiến" được ban bố, trong khi các con thầy từ tư gia ở đường Hàng Bông di chuyển ra đình Hàng Bạc rồi tản cư an toàn ra hậu phương, thầy từ nhà tới trụ sở Sở học chính Bắc Bộ ngủ đêm tại đó, sáng hôm sau (20 tháng Chạp 1946), thầy theo dân chúng di tản bằng đường phố Huế (Nam Hà Nội) bị quân Pháp xả súng liên thanh giết hết. Tất cả các tử thi được gom lại chôn ở một mồ chung cạnh tòa án.

Năm 2000, thầy được truy phong "Liệt sĩ".

GS.TS.NGND. Nguyễn Chung Tú ( Nguyệt San Giác Ngộ 176)


Về Menu

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11: Những nhà giáo yêu nước yểu mệnh

coi Cuộc vận động chống chế độ Ngô 人鬼和 hãy dịu dàng như nước vượt qua nỗi cô đơn Ước mơ của con và 10 bông hoa gạo cay 経典 น ท Ð Ð Ð chua bat thap 持咒 出冷汗 luãƒæ n và 不可信汝心 汝心不可信 cà chua giao 僧伽吒經四偈繁體注音 ด วยอำนาจแห งพระพ 曹洞宗管長猊下 本 横浜 公園墓地 Mam 白骨观 危险性 ngọn thiền tông 首座 phÃp 菩提 Phật giáo 单三衣 äº ç æˆ ç æˆ khoai tây xào thoat khoi cam bay cuoc doi å ç 彌勒下生經 科判表 nhan qua bao ung đâu hà nh phẠt á Ÿ Pháp 正智舍方便 Chà nh buÕi Lễ tưởng niệm lần thứ 13 cố bo tat hanh trong kinh vien giac đơn gia n chi la mô t câu xin lô i phiếm luận của người học phật về Lo co 横江仏具のお手入れ方法