Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ kheo chứng quả
Nhìn đời như bọt nước

Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả. Có năm trăm Tỳ-kheo nhận đề mục thiền định từ đức Bổn Sư, trở về rừng và nỗ lực thiền định. Nhưng mặc dù gắng sức chiến đấu hết mình, họ không thể nào phát triển tuệ giác.

Các thầy nghĩ thầm: "Chúng ta sẽ đổi đề mục khác thích hợp với chúng ta hơn". Các thầy lại chỗ Phật, trên đường đi các thầy thấy một ảo ảnh, tập trung mọi ý niệm về ảo ảnh ấy, các thầy khai mở tuệ giác. Khi bước vào sân tu viện, trời đổ mưa, các thầy đứng đấy nhìn những bọt nước nổi bập bềnh và tan nhanh chóng. Một tư tưởng trỗi dậy: "Tự ngã của chúng ta như bọt nước nổi tan". Lập tức các thầy tập trung tư tưởng vào ý nghĩ này. Đức Bổn Sư đang ngồi trong hương thất, bèn hóa thân đến trước các thầy, nói kệ:

(170) Hãy nhìn như bọt nước, 
Hãy nhìn như cảnh huyễn! 
Quán nhìn đời như vậy, 
Thần chết không bắt gặp.


Nghe xong, các thầy chứng quả A-la-hán ngay tại chỗ. 

(Kinh Pháp Cú 13 Phẩm Thế Gian)

***
- Đức Phật dạy chúng ta thường quan sát, quán chiếu, quán chiếu thân thể của mình, chẳng hạn như Tóc, Lông, Móng, Răng, Da,...v v. Vị thầy bảo chúng ta khaỏ sát ngay tại nơi đây. 

Nếu chúng ta không nhận rõ bản chất của những thứ này, chúng ta không thể hiểu những người khác.

Vì chúng ta không BIẾT MÌNH thì không thể BIẾT NGƯỜI. Tuy nhiên nếu chúng ta hiểu biết và nhân rõ  bản chất của THÂN và TÂM mình... mọi nghi vấn về những người khác đều sẽ tan biến.

Đây là bởi vì thân và tâm của mọi người đều như nhau. Chúng ta không cần phải quan sát bề ngoài  của tất cả mọi người, bởi chúng cũng giống như thân thể của chúng ta. Nếu chúng ta hiểu được như vậy,  gánh nặng của chúng ta sẽ giảm bớt...Không có sự hiểu biết nầy, tất cả những gì chúng ta làm chỉ là  tăng thêm gánh nặng của mình mà thôi! - 

Đức Phật dạy chúng ta phải làm THẦY của chính mình, (Tự thắp đuốc lên mà đi!) không ai khác có thể làm điều đó cho bạn... Khi chúng ta quán chiếu  và hiểu biết sự hiện hữu  của chính mình, chúng ta sẽ hiểu biết bản chất của mọi Pháp.  Biết mọi người đều giống như nhau.

- Chúng ta đều có cùng "chất liệu" và đến từ một xưởng chế biến... chỉ có màu da, ngôn ngữ... một số quy ước, chế định là khác nhau thôi. Và chỉ có bấy nhiều! Cứ tiếp tục thực hành giữ chánh  niệm giác tỉnh, quán chiếu, theo dõi Thân và tâm mình... dần dần bạn sẽ thông thạo, cho đến khi  bạn nhìn thấy Thực Tại một cách rõ ràng.

Namo Buddhaya.
Trên Sóng 
Khi vui tự nhủ lòng rằng
Niềm vui này chẳng thường hằng, bền lâu.
Vốn xưa Vui bạn với Sầu
Trong tia nắng đã in màu hạt mưa.
Lúc buồn, chẳng thiết đuổi xua
Buồn ni rồi cũng đong đưa, vô thường,


- Nhìn cho thấu rõ, tận tường
Vui, buồn tan dưới cội nguồn Chân Như...
Con Tâm này vốn huyễn hư
Cưỡi trên sóng bạc khoan thư.. ta về!
Hải Triều vang vọng sơn khê
Yên ngồi một chỗ.. 
tràn trề thái hư...

Thích Tánh Tuệ - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

nhìn đời như bọt nước nhin doi nhu bot nuoc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

a friend dinh nghia qua 24 chu cai 梵僧又说 我们五人中 cuon sach vo cung y nghia 五戒十善 Khảo chứng mới về cuộc đời Lục Tổ câu chuyện tìm phật ở đâu Cải thiện công việc bằng chánh niệm happy book hanh phuc moi ngay mới 五観の偈 曹洞宗 hãy dừng lại mỗi ngày để cùng kiến Để chạy bộ đúng cách cuốn sách vô cùng ý nghĩa Cháo gạo lứt hột mè tốt cho sức khỏe 弥陀寺巷 happy book hạnh phúc mỗi ngày Ăn chay trường có suy dinh dưỡng hay dung lai moi ngay de cung kien tao binh an Bằng Ï hãy đến với mọi người hay den voi moi nguoi câu chuyện về bát nước của ngài a nan Khám phá mới nhất của Khoa học về 父母呼應勿緩 事例 Hồi ức một quận chúa Kỳ 1 Mối năm mới bàn về việc chuyển đổi vận Khám phá mới về các chất chống lão Giải mối oan khiên nam moi ban ve viec chuyen doi van menh Nhập định để được thanh thoát イス坐禅のすすめ Mỗi ngày nên ăn nhiều rau củ quả Cảm nhận một góc quê 聖道門 浄土門 thuyet phap theo duy ma 法事案内 テンプレート 七五三 大阪 白佛言 什么意思 ส วรรณสามชาดก りんの音色 梁皇忏法事 迴向 意思 度母观音 功能 使用方法 仏壇 おしゃれ 飾り方 di tim y nghia cua cuoc song qua su nghien cuu luat nao cho chiec ao ca sa 佛頂尊勝陀羅尼 モダン仏壇 Ajahn chah オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 每年四月初八 深恩正