Trước tiên là thảm họa xảy ra, sau đó là hôi của một diễn biến đã trở nên quá quen thuộc trong những thảm họa gần đây Trong trận lụt ở phía tây nước Anh năm 2007, những kẻ hôi của đã đập vỡ cửa kính của những xe hơi bị bỏ lại và cướp giật những chai nư
Nhìn người lại nghĩ đến ta

Trước tiên là thảm họa xảy ra, sau đó là hôi của - một diễn biến đã trở nên quá quen thuộc trong những thảm họa gần đây. Trong trận lụt ở phía tây nước Anh năm 2007, những kẻ hôi của đã đập vỡ cửa kính của những xe hơi bị bỏ lại và cướp giật những chai nước uống cứu trợ.  


Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?

Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc "Minh Trị duy tân" hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, giờ đây Nhật Bản lại khiến người ta ngạc nhiên về tính kỷ luật phi thường, bất chấp cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần.

Trước tiên là thảm họa xảy ra, sau đó là hôi của - một diễn biến đã trở nên quá quen thuộc trong những thảm họa gần đây. Trong trận lụt ở phía tây nước Anh năm 2007, những kẻ hôi của đã đập vỡ cửa kính của những xe hơi bị bỏ lại và cướp giật những chai nước uống cứu trợ.

Tại New Orleans năm 2005, Chính phủ Mỹ đã phải đưa quân đội tới để giải quyết cảnh hỗn loạn trong thành phố - các vụ đọ súng, cướp của diễn ra thường xuyên đến độ người ta đã không cho những người tình nguyện đến hỗ trợ vì quá nguy hiểm.

Còn ở Haiti, cho đến bây giờ người ta vẫn còn ghi nhận các vụ hãm hiếp và cướp bóc tại những khu vực đổ nát mà chính phủ chưa thể dọn dẹp, một năm sau khi động đất xảy ra.
Thế nhưng tại Nhật Bản, không có ai bất chợt "để mắt" đến những đống đổ nát dù tình hình thật sự tuyệt vọng.

Tại tỉnh Miyagi - một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất, người dân đang trải qua cảnh thiếu thốn lương thực và nước uống.

"Đường ống gas và nước đã ngừng hoạt động ở Miyagi và thành phố Sendai. Ở vài nơi thì điện cũng không có - một nhân viên cứu hộ nói với RIA Novosti - nhưng không có cảnh hoảng loạn trên đường phố và cửa hàng".

CNN ghi lại cảnh người dân đứng xếp hàng trật tự bên ngoài những cửa hàng không còn cửa chính cũng như cửa sổ do bị trận động đất tàn phá.

Tại một cửa hàng khác đã tan hoang vì động đất, người ta thấy một máy ATM và nhiều thùng lương thực bên trong vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù xung quanh không có ai bảo vệ.

Không hề có tình trạng đầu cơ - các siêu thị giảm giá và các chủ máy bán nước tự động phát không nước uống cho mọi người - tất cả cùng đoàn kết để tồn tại, tờ Telegraph ghi nhận.

"Hiện tượng" này đang gây ngạc nhiên khắp thế giới. Nhà phân tích Ed West đặt câu hỏi trên tờTelegraph: "Tại sao không có hôi của ở Nhật Bản?". Trang web tìm kiếm Google cho thấy có 2.770.000 người đã đặt ra vấn đề tương tự như ông West.

"Tinh thần đoàn kết của người Nhật thật mạnh mẽ. Sức mạnh của xã hội Nhật Bản có lẽ gây ấn tượng còn hơn cả sức mạnh công nghệ của họ" - ông Ed West viết trên tờ Telegraph.

Còn tổng biên tập báo Bangkok Post Pichai Chuensuksawadi đã phải thốt lên: "Chẳng phải đã bao nhiêu lần chúng ta thấy cảnh hôi của, cướp giật và bạo lực sau một thảm họa thiên nhiên đó sao?".

Tinh thần tập thể cao độ

"Hôi của đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí còn không chắc rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có một từ để mô tả chính xác hành động này" - Gregory Pflugfelder, giáo sư nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia (Mỹ), nhận định.

Giáo sư Pflugfelder, người có mặt tại Nhật Bản vào thời điểm xảy ra thảm họa, kể với CNN về những dòng người xếp hàng trật tự tại các ga tàu điện đã đóng cửa trong nhiều giờ do thảm họa. Hiện tượng này có cội rễ từ nền văn hóa Nhật Bản, theo ông Pflugfelder, bởi mỗi người Nhật Bản đều cảm thấy mình có trách nhiệm trước hết là đối với xã hội.

Nền tảng văn hóa Nhật, theo ông, được xoay quanh một tinh thần cộng đồng cao độ, "có vẻ như được phát huy còn tốt hơn ngay cả khi có thảm họa".

"Người Nhật tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh của cộng đồng và nhóm, bởi họ coi đó là cách duy nhất để cân bằng nhu cầu của cá nhân" - ông Pflugfelder phân tích.

Mặt khác, CNN dẫn lời ông Pflugfelder, "Trật tự xã hội và kỷ luật đã được tập thành thói quen ngay trong cuộc sống bình thường, nên người Nhật Bản không thấy trở ngại tiếp tục thói quen này khi có thảm họa xảy ra".

Merry White, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Boston (Mỹ), nói hôi của xuất phát từ sự phân hóa xã hội và khoảng cách giàu nghèo. Xã hội Nhật Bản không phải là không có hiện tượng đó, tuy nhiên "bạo lực và giành giật từ tay người khác đơn giản là không được chấp nhận trong văn hóa Nhật".
 

Tôn giáo


Đa số người Nhật theo Thần đạo và Phật giáo, và theo như giáo sư John Nelson thuộc Đại học San Francisco, người Nhật sử dụng tôn giáo để đối mặt với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

"Khi gặp sự việc tích cực thì người Nhật tìm đến các nghi thức của Thần đạo, nhưng khi gặp tai họa hay thảm kịch thì họ hướng về Phật giáo", theo ông Nelson.

Khác với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo và Thần đạo của người Nhật không quá tập trung vào nguyên nhân xảy ra thảm họa mà chỉ dạy cách ứng xử của người dân trước thảm họa.

"Đối với người Nhật, quan trọng nhất là phản ứng một cách tích cực và kiên trì mỗi khi đối mặt với khó khăn, điều đó phản ánh qua tôn giáo của họ" - giáo sư Bocking thuộc Đại học Cork nói với CNN.

 

XUÂN TÙNG - Tuổi Trẻ Online

 


Về Menu

nhìn người lại nghĩ đến ta nhin nguoi lai nghi den ta tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Lì xì con cái nhìn nhé mạ ơi 七之佛九之佛相好大乘 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 鼎卦 thiền 五重玄義 Thưởng sen BÃ Æ Bên 永平寺宿坊朝のお勤め Phật giáo 赞观音文 Tuyến giáp Ä Thiền sư của năm tông phái Phật giáo Ä Æ 佛教与佛教中国化 dầu Huyết áp thấp cũng gây nhồi máu cơ tim bảy 静坐 trải nghiệm không gian thờ cúng bằng Vị chay nhớ mãi bạo tr០阿罗汉需要依靠别人的记别 Ð Ð³Ñ 临海市餐饮文化研究会 お墓の墓地 霊園の選び方 同朋会運動 北海道 評論家 蹇卦详解 æ å dat den binh an qua an binh noi 白骨观 危险性 ç¾ BÃÆ 即刻往生西方 錫杖 住相 buông xã đi น ยาม ๕ 怎么做早课 念南無阿彌陀佛功德 å ç æžœ 1993 妙性本空 无有一法可得 乾九 Mối quan hệ giữa tu sĩ 永宁寺