Nạn giả trang tu sĩ Phật giáo giả sư ngày càng biến tướng, không chỉ đi khất thực phi pháp, mà còn mạo danh xây chùa tạo tượng, làm từ thiện
Nhìn nhận về vấn nạn giả sư khất thực

Nạn giả trang tu sĩ Phật giáo (giả sư) ngày càng biến tướng, không chỉ đi khất thực phi pháp, mà còn mạo danh xây chùa tạo tượng, làm từ thiện…, đến các tư gia Phật tử quyên góp, bán nhang, xem bói… kiếm tiền bằng việc giả sư, lợi dụng tình cảm tôn giáo của người dân đối với đạo Phật.
 HỎI: Hiện nay có nhiều vị sư đi khất thực, thật giả rất khó phân. Có nên, trước khi cúng dường, hỏi vài vấn đề giáo lý, trả lời được thì mới cúng, còn không thì thôi. Có cách nào khác để phân biệt sư thật và sư giả?
(Minh Nguyên, Q10, TP HCM)
ĐÁP: 

Bạn Minh Nguyên thân mến!

Khất thực là một hạnh tu cao quý của Tăng sĩ Phật giáo, chư Phật và Thánh chúng đều thực thi hạnh khất thực. Nhưng hiện nay, không ít người đã lợi dụng hạnh tu này, giả làm sư tăng, khất thực để mưu lợi cá nhân, một số vị đã làm hoen ố hình ảnh Tăng-già, khiến nhiều người ngộ nhận về đạo Phật, nên Giáo hội đã ban hành lệnh tạm dừng việc khất thực trên toàn quốc.

Vì vậy, có thể nói, tất cả những người khất thực hiện nay, hoặc là sư giả, hoặc là sư bất tuân quy định của Giáo hội. Nên thiết nghĩ, không cần học cách phân biệt sư thật hay sư giả, mà chỉ cần không cúng dường những vị này để khỏi phải suy tư về việc làm của mình là ứng xử hợp lý nhất.

Hiện nay, vào những ngày lễ lớn, chỉ có khất thực trong khuôn viên tự viện, hoặc ngoài tự viện với toàn bộ Tăng chúng cốt để giữ gìn truyền thống khất thực quý báu. Phật tử muốn sớt bát cúng dường chư Tăng đúng như pháp thì hãy đến các pháp hội này.

Điều đáng nói là, tuy mang danh nghĩa khất thực để "giữ gìn truyền thống" nhưng đa phần chư Tăng tham gia khất thực lại nhận tiền mặt (trái Luật). Thiết nghĩ, các Tăng đoàn muốn giữ gìn truyền thống khất thực đúng nghĩa cần mạnh dạn chấn chỉnh, hướng dẫn Phật tử không cúng tiền, chư Tăng không nhận tiền khi đi khất thực, chỉ nhận cơm nước mà thôi.

Thật rõ ràng, ngay cả hàng Phật tử thuần thành, chư Tăng vẫn chưa giáo dục để sớt bát cúng dường đúng như Pháp (không cúng tiền mặt) thì làm sao tác động đến người ngoài không cúng tiền cho những người giả danh khất thực?
 
Nguồn: Báo Giác Ngộ

Về Menu

nhìn nhận về vấn nạn giả sư khất thực nhin nhan ve van nan gia su khat thuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

佛教算中国传统文化吗 Lễ tưởng niệm tuần chung thất cố 陈光别居士 Tỳ Sa Môn Thiên Vương Sóc Thiên Vương Sạc pin điện thoại lúc ngủ làm tăng 천태종 대구동대사 도산스님 お位牌とは こころといのちの相談 浄土宗 Tỳ Sa Môn Thiên Vương Sóc Thiên Vương 彿日 不說 五観の偈 曹洞宗 minh đạo chính là tâm đạo อธ ษฐานบารม 佛教書籍 Gia Lai Lễ tưởng niệm tuần chung thất อธ ษฐานบารม neu khong kheo se gay nhan khong lanh thanh 2 己が身にひき比べて 净土五经是哪五经 คนเก ยจคร าน 忍四 giai phap van nan cho bao luc gieo hat tuu tam phiếm 35佛懺文字版 Già 佛教教學 一日善缘 tinh ban tình bạn 曹洞宗総合研究センター ran than naga trong van hoa phat giao お仏壇 お供え 浄土宗 2006 ประสบแต ความด 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn vào 佛手印圖解 สต BÃo 善光寺 七五三 chú đại bi 鎌倉市 霊園 quÃ Æ 築地本願寺 盆踊り 墓 購入 市町村別寺院数 Tiếng chim và 皈依是什么意思 迴向偈 tinh ban duoi goc nhin phat giao