Nạn giả trang tu sĩ Phật giáo giả sư ngày càng biến tướng, không chỉ đi khất thực phi pháp, mà còn mạo danh xây chùa tạo tượng, làm từ thiện
Nhìn nhận về vấn nạn giả sư khất thực

Nạn giả trang tu sĩ Phật giáo (giả sư) ngày càng biến tướng, không chỉ đi khất thực phi pháp, mà còn mạo danh xây chùa tạo tượng, làm từ thiện…, đến các tư gia Phật tử quyên góp, bán nhang, xem bói… kiếm tiền bằng việc giả sư, lợi dụng tình cảm tôn giáo của người dân đối với đạo Phật.
 HỎI: Hiện nay có nhiều vị sư đi khất thực, thật giả rất khó phân. Có nên, trước khi cúng dường, hỏi vài vấn đề giáo lý, trả lời được thì mới cúng, còn không thì thôi. Có cách nào khác để phân biệt sư thật và sư giả?
(Minh Nguyên, Q10, TP HCM)
ĐÁP: 

Bạn Minh Nguyên thân mến!

Khất thực là một hạnh tu cao quý của Tăng sĩ Phật giáo, chư Phật và Thánh chúng đều thực thi hạnh khất thực. Nhưng hiện nay, không ít người đã lợi dụng hạnh tu này, giả làm sư tăng, khất thực để mưu lợi cá nhân, một số vị đã làm hoen ố hình ảnh Tăng-già, khiến nhiều người ngộ nhận về đạo Phật, nên Giáo hội đã ban hành lệnh tạm dừng việc khất thực trên toàn quốc.

Vì vậy, có thể nói, tất cả những người khất thực hiện nay, hoặc là sư giả, hoặc là sư bất tuân quy định của Giáo hội. Nên thiết nghĩ, không cần học cách phân biệt sư thật hay sư giả, mà chỉ cần không cúng dường những vị này để khỏi phải suy tư về việc làm của mình là ứng xử hợp lý nhất.

Hiện nay, vào những ngày lễ lớn, chỉ có khất thực trong khuôn viên tự viện, hoặc ngoài tự viện với toàn bộ Tăng chúng cốt để giữ gìn truyền thống khất thực quý báu. Phật tử muốn sớt bát cúng dường chư Tăng đúng như pháp thì hãy đến các pháp hội này.

Điều đáng nói là, tuy mang danh nghĩa khất thực để "giữ gìn truyền thống" nhưng đa phần chư Tăng tham gia khất thực lại nhận tiền mặt (trái Luật). Thiết nghĩ, các Tăng đoàn muốn giữ gìn truyền thống khất thực đúng nghĩa cần mạnh dạn chấn chỉnh, hướng dẫn Phật tử không cúng tiền, chư Tăng không nhận tiền khi đi khất thực, chỉ nhận cơm nước mà thôi.

Thật rõ ràng, ngay cả hàng Phật tử thuần thành, chư Tăng vẫn chưa giáo dục để sớt bát cúng dường đúng như Pháp (không cúng tiền mặt) thì làm sao tác động đến người ngoài không cúng tiền cho những người giả danh khất thực?
 
Nguồn: Báo Giác Ngộ

Về Menu

nhìn nhận về vấn nạn giả sư khất thực nhin nhan ve van nan gia su khat thuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

đồng 簡単便利 戒名授与 水戸 每年四月初八 chùa thiên tôn đừng biến mình trở thành một bản sao 藏传佛教 双修真相 หล กการน งสมาธ 上座部佛教經典 皈依是什么意思 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Món ngon Dimsum chay 白佛言 什么意思 thach thuc giu gin Béo phì ở trẻ em đừng xem thường อธ ษฐานบารม 五戒十善 川井霊園 深恩正 คนเก ยจคร าน tá bá Ý nghĩalạy Hồng danh sám hối Bụt Di Lặc trong tôi su song va su chet trong phat giao tieu su hoa thuong thich tri tinh Nhà nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo 04 phan 1 song 無分別智 อบายยาม ขม rồng 迴向 意思 7 dưỡng chất chống lão hóa não bộ 法会 åº 止念清明 轉念花開 金剛經 tp luận về dục nguồn gốc của khổ đâu 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 唐安琪丝妍社 饒益眾生 Má i 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 ºk su phat trien kinh te nhin tu triet ly phat 市町村別寺院数順位 Gió mùa về 曹村村 禅诗精选 Mẹ là mùa xuân Sữa có thật sự cần thiết cho trẻ 梁皇忏法事 地藏經教學