Nạn giả trang tu sĩ Phật giáo giả sư ngày càng biến tướng, không chỉ đi khất thực phi pháp, mà còn mạo danh xây chùa tạo tượng, làm từ thiện
Nhìn nhận về vấn nạn giả sư khất thực

Nạn giả trang tu sĩ Phật giáo (giả sư) ngày càng biến tướng, không chỉ đi khất thực phi pháp, mà còn mạo danh xây chùa tạo tượng, làm từ thiện…, đến các tư gia Phật tử quyên góp, bán nhang, xem bói… kiếm tiền bằng việc giả sư, lợi dụng tình cảm tôn giáo của người dân đối với đạo Phật.
 HỎI: Hiện nay có nhiều vị sư đi khất thực, thật giả rất khó phân. Có nên, trước khi cúng dường, hỏi vài vấn đề giáo lý, trả lời được thì mới cúng, còn không thì thôi. Có cách nào khác để phân biệt sư thật và sư giả?
(Minh Nguyên, Q10, TP HCM)
ĐÁP: 

Bạn Minh Nguyên thân mến!

Khất thực là một hạnh tu cao quý của Tăng sĩ Phật giáo, chư Phật và Thánh chúng đều thực thi hạnh khất thực. Nhưng hiện nay, không ít người đã lợi dụng hạnh tu này, giả làm sư tăng, khất thực để mưu lợi cá nhân, một số vị đã làm hoen ố hình ảnh Tăng-già, khiến nhiều người ngộ nhận về đạo Phật, nên Giáo hội đã ban hành lệnh tạm dừng việc khất thực trên toàn quốc.

Vì vậy, có thể nói, tất cả những người khất thực hiện nay, hoặc là sư giả, hoặc là sư bất tuân quy định của Giáo hội. Nên thiết nghĩ, không cần học cách phân biệt sư thật hay sư giả, mà chỉ cần không cúng dường những vị này để khỏi phải suy tư về việc làm của mình là ứng xử hợp lý nhất.

Hiện nay, vào những ngày lễ lớn, chỉ có khất thực trong khuôn viên tự viện, hoặc ngoài tự viện với toàn bộ Tăng chúng cốt để giữ gìn truyền thống khất thực quý báu. Phật tử muốn sớt bát cúng dường chư Tăng đúng như pháp thì hãy đến các pháp hội này.

Điều đáng nói là, tuy mang danh nghĩa khất thực để "giữ gìn truyền thống" nhưng đa phần chư Tăng tham gia khất thực lại nhận tiền mặt (trái Luật). Thiết nghĩ, các Tăng đoàn muốn giữ gìn truyền thống khất thực đúng nghĩa cần mạnh dạn chấn chỉnh, hướng dẫn Phật tử không cúng tiền, chư Tăng không nhận tiền khi đi khất thực, chỉ nhận cơm nước mà thôi.

Thật rõ ràng, ngay cả hàng Phật tử thuần thành, chư Tăng vẫn chưa giáo dục để sớt bát cúng dường đúng như Pháp (không cúng tiền mặt) thì làm sao tác động đến người ngoài không cúng tiền cho những người giả danh khất thực?
 
Nguồn: Báo Giác Ngộ

Về Menu

nhìn nhận về vấn nạn giả sư khất thực nhin nhan ve van nan gia su khat thuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

さいたま市 氷川神社 七五三 空寂 トO こころといのちの相談 浄土宗 trước Ký ức miền Trung 浄土宗 2006 必使淫心身心具断 別五時 是針 おりん 木魚のお取り寄せ ไๆาา แากกา Tiếng chim và 供灯的功德 川井霊園 文殊 忍四 minh đạo chính là tâm đạo 每年四月初八 Gỏi 蒋川鸣孔盈 học phật 木を叩く 宗教 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Mùng 1 Tết Nhà hàng chay Hoan Hỷ vẫn 元代 僧人 功德碑 色登寺供养 随喜 Nghi lể 経å 墓 購入 己が身にひき比べて 寺庙里红色的沙 七五三 大阪 10 lý do không nên bỏ qua mướp đắng 佛教算中国传统文化吗 Thản nhiên trước muộn phiền 佛教教學 å 一日善缘 お位牌とは 香炉とお香 อธ ษฐานบารม Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay mot nha hoc phat uyen tham Long お仏壇 お供え Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng อธ ษฐานบารม Tứ ส วรรณสามชาดก 仏壇のお手入れ用品 净土五经是哪五经 二哥丰功效