Chúng ta thường có quan niệm
Nhìn qua ba điểm này là biết rõ một gia đình có hưng thịnh hay không

“giàu không quá ba đời”, sự hưng thịnh của một gia tộc không thể kéo dài liên tục tới hơn ba thế hệ. Tuy nhiên lại có những gia đình trải qua bao thế hệ vẫn ngày càng hưng thịnh.
 
Một gia đình hưng thịnh sẽ luôn có những đặc điểm riêng biệt như một di ngôn, một nguyên tắc kỷ luật hay một tấm gương điển hình để con cháu học tập noi theo.

Tăng Quốc Phiên, tiến sĩ triều Đạo Quang, giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, đồng thời là một nhà Nho lỗi lạc đã nói rằng, một gia đình có hưng thịnh hay không chỉ cần nhìn vào ba điểm dưới đây là biết rõ:

Thứ nhất: Nhìn xem con cháu ngủ đến mấy giờ? Nếu như ngủ đến lúc Mặt trời lên cao mới bắt đầu dậy thì gia đình này đang từ từ lười biếng mà đi xuống.

Thứ hai: Nhìn xem con cháu trong nhà có chăm chỉ làm việc hay không? Bởi vì thói quen làm việc sẽ ảnh hưởng đến cả đời của một ngừời.

Thứ ba: Nhìn xem con cháu có thường đọc sách kinh điển của các bậc cao nhân thánh hiền hay không? Bởi vì người không học sẽ không hiểu nghĩa và không biết đạo lý.

Nhìn lại lịch sử có thể thấy, rất nhiều gia đình giàu có đều bị “linh nghiệm” bởi câu “giàu không quá ba đời”, hay “thành đạt không quá ba đời”. Nhưng gia đình họ Tăng lại đời này tiếp nối đời sau mà sinh ra các bậc anh tài. Tăng Kỷ Trạch, Tăng Quảng Quân, Tăng Quảng Thuyên, Tăng

Chiêu Luân, Tăng Hiến Thực… đều là những nhân vật kiệt xuất của lịch sử Trung Hoa.
Bí quyết của gia tộc họ Tăng “trường thịnh không suy” này là ở 4 câu di chúc do Tăng Quốc Phiên để lại.

1. Thận trọng thì trong tâm sẽ yên bình

Đạo lý tu dưỡng bản thân là phải hướng vào trong nội tâm. Trong nội tâm đã biết rõ thiện ác lại không thể tận lực hành thiện trừ ác thì chưa phải là thật tâm tu dưỡng. Chỉ chính mình mới biết rõ có đang tự lừa dối bản thân hay không, người ngoài nhìn thì khó lòng thấy rõ.

Mạnh Tử từng nói: “Trên không thẹn với trời, dưới không thẹn với lương tâm”. Cái gọi là dưỡng tâm, nhất định phải là “tâm thanh quả dục” (để tâm thanh tịnh, giảm bớt ham muốn dục vọng). Cho nên, người có thể tự thận trọng xét lại bản thân mình sẽ không bị cảm thấy áy náy.

Người nếu như không có việc gì phải áy náy, khi đối mặt với trời đất, quỷ thần, thì thần sắc sẽ an nhiên, bình thản. Tâm tình như vậy thì quả là vui sướng, là hạnh phúc nhất rồi! Đây cũng là phương thuốc tốt nhất, là đạo lý cần cố gắng đạt được nhất.

2. Cung kính thì thân thể sẽ khỏe mạnh

Trong nội tâm mà thuần khiết, bên ngoài chỉnh tề nghiêm túc, đây là công phu của “kính” (kính trọng, tôn kính, cung kính). Bước ra khỏi cửa giống như nhìn thấy khách quý, luôn kính trọng với người khác, đây là thể hiện của “kính”. Bản thân tu dưỡng khiến dân chúng bình an, trung thực kính cẩn mà khiến thiên hạ được thái bình, đây là hiệu quả của “kính”. Thông minh và trí tuệ đều là từ “kính” mà ra.

Nếu như dù ít hay nhiều người, việc lớn hay việc nhỏ, đều dùng lòng cung kính để đối đãi, không dám buông thả thì thân thể ắt sẽ khỏe mạnh.

3. Nhân từ sẽ khiến tâm tình vui vẻ

Khổng Tử giáo dục con người đều là dùng chữ “nhân” (nhân từ, nhân ái) làm trọng. Ông nói: “Dục lập lập nhân, dục đạt đạt nhân” (ý nói đến phương pháp hành nhân: Người đem lòng muốn sự nghiệp thành đạt của mình làm cho người khác giống y như cho mình vậy. Lấy những điều mà trong lòng mình mong ước để hiểu lòng mong ước của người khác).

Người có thể hành nhân sẽ không có tâm tranh giành và như thế trong tâm luôn thấy tự tại, vui vẻ, không bị vướng bận điều gì.

4. Lao động sẽ được quỷ thần tôn trọng

Người xưa quan niệm rằng, người mà ngày đêm không làm việc gì, an nhàn rảnh rỗi, trong khi có khả năng lao động mà lại sống dựa vào người khác là người bất hạnh, quỷ thần cũng không đồng ý. Người như vậy sao có thể sống được lâu dài?

CHIA SẺ DÀNH CHO BẠN

Bậc thánh hiền xưa luôn là người cần cù, tận lực với dự định của bản thân, đọc sách và tu dưỡng, gia tăng trí huệ và mở mang kiến thức. Người thành công trong xã hội cũng luôn là người nỗ lực làm việc.

Người mà ngày đêm không làm việc gì, an nhàn rảnh rỗi, thì quỷ thần cũng không đồng ý. 

Di chúc của Tăng Quốc Phiên có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến đời con cháu của ông. Sau khi Tăng Quốc Phiên mất, con trai của ông là Tăng Kỷ Trạch ra làm quan, làm ngoại giao. Tăng Kỷ Hồng cả đời nghiên cứu toán học. Sau khi cháu trai Tăng Quảng Quân của ông đỗ tiến sĩ đã làm việc ở viện hàn lâm.

Những đời sau của gia đình họ Tăng đều nghiên cứu học tập cao không tham gia binh nghiệp, thậm chí ít người ra làm quan. Tăng gia luôn ghi nhớ những lời di ngôn của Tăng Quốc Phiên, không tranh giành địa vị, giữ tâm trong sạch và duy trì gia thế: “Tăng gia trường thịnh không suy, đời đời có nhân tài”.

Giáo dục trong gia đình luôn là điều có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành nhân cách của mỗi con người. Hy vọng rằng bí quyết của gia tộc họ Tăng cũng sẽ hữu ích cho tất cả chúng ta!

Nhìn qua ba điểm là biết rõ một gia đình có hưng thịnh hay không - Vườn hoa Phật giáo
Theo Đại Kỷ Nguyên

Về Menu

nhìn qua ba điểm là biết rõ một gia đình có hưng thịnh hay không nhin qua ba diem la biet ro mot gia dinh co hung thinh hay khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

hoa tửu xưng di tích nghệ thuật phật giáovĩ đại 佛頂尊勝陀羅尼 cach ngoi thien va quan niem hoi tho 4 cách tránh hôi miệng khi phải di phuong phap thuc hanh thien chi thuyet Thiên hi nơi ấy ta sẽ đến 機十心 Người thầy đầu tiên của con ăn chay song chung voi me chong theo loi phat day vận tỉnh xÃƒÆ 即刻往生西方 phai chang dao nao cung tot 怎么面对自己曾经犯下的错误 thư giảm cân những điều nên biet yeu la dau nhung sao van co Tập thể hình mang lại những lợi 濊佉阿悉底迦 Hấp thụ đủ potassium để phòng đột khói Ăn Tết ở nơi mô bước chuyển từ triết lý niệm phật 文殊八字法 la i vê ơi gio heo may Đâu là dấu hiệu nhận biết sớm bệnh 能令增长大悲心故出自哪里 thực mười điều tâm niệm của người xuất ưng 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 phat giao thua thien hue góc Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế hoa thuong thich thien sieu Tóm quan sat su that tam tro nen ben nhay giai thoại tùy bút vào thiền Rau quả giúp giảm béo hiệu quả những câu nói ý nghĩa giúp bạn thay niem Đóa hoa giữa bùn lầy Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche