Chúng ta thường có quan niệm
Nhìn qua ba điểm này là biết rõ một gia đình có hưng thịnh hay không

“giàu không quá ba đời”, sự hưng thịnh của một gia tộc không thể kéo dài liên tục tới hơn ba thế hệ. Tuy nhiên lại có những gia đình trải qua bao thế hệ vẫn ngày càng hưng thịnh.
 
Một gia đình hưng thịnh sẽ luôn có những đặc điểm riêng biệt như một di ngôn, một nguyên tắc kỷ luật hay một tấm gương điển hình để con cháu học tập noi theo.

Tăng Quốc Phiên, tiến sĩ triều Đạo Quang, giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, đồng thời là một nhà Nho lỗi lạc đã nói rằng, một gia đình có hưng thịnh hay không chỉ cần nhìn vào ba điểm dưới đây là biết rõ:

Thứ nhất: Nhìn xem con cháu ngủ đến mấy giờ? Nếu như ngủ đến lúc Mặt trời lên cao mới bắt đầu dậy thì gia đình này đang từ từ lười biếng mà đi xuống.

Thứ hai: Nhìn xem con cháu trong nhà có chăm chỉ làm việc hay không? Bởi vì thói quen làm việc sẽ ảnh hưởng đến cả đời của một ngừời.

Thứ ba: Nhìn xem con cháu có thường đọc sách kinh điển của các bậc cao nhân thánh hiền hay không? Bởi vì người không học sẽ không hiểu nghĩa và không biết đạo lý.

Nhìn lại lịch sử có thể thấy, rất nhiều gia đình giàu có đều bị “linh nghiệm” bởi câu “giàu không quá ba đời”, hay “thành đạt không quá ba đời”. Nhưng gia đình họ Tăng lại đời này tiếp nối đời sau mà sinh ra các bậc anh tài. Tăng Kỷ Trạch, Tăng Quảng Quân, Tăng Quảng Thuyên, Tăng

Chiêu Luân, Tăng Hiến Thực… đều là những nhân vật kiệt xuất của lịch sử Trung Hoa.
Bí quyết của gia tộc họ Tăng “trường thịnh không suy” này là ở 4 câu di chúc do Tăng Quốc Phiên để lại.

1. Thận trọng thì trong tâm sẽ yên bình

Đạo lý tu dưỡng bản thân là phải hướng vào trong nội tâm. Trong nội tâm đã biết rõ thiện ác lại không thể tận lực hành thiện trừ ác thì chưa phải là thật tâm tu dưỡng. Chỉ chính mình mới biết rõ có đang tự lừa dối bản thân hay không, người ngoài nhìn thì khó lòng thấy rõ.

Mạnh Tử từng nói: “Trên không thẹn với trời, dưới không thẹn với lương tâm”. Cái gọi là dưỡng tâm, nhất định phải là “tâm thanh quả dục” (để tâm thanh tịnh, giảm bớt ham muốn dục vọng). Cho nên, người có thể tự thận trọng xét lại bản thân mình sẽ không bị cảm thấy áy náy.

Người nếu như không có việc gì phải áy náy, khi đối mặt với trời đất, quỷ thần, thì thần sắc sẽ an nhiên, bình thản. Tâm tình như vậy thì quả là vui sướng, là hạnh phúc nhất rồi! Đây cũng là phương thuốc tốt nhất, là đạo lý cần cố gắng đạt được nhất.

2. Cung kính thì thân thể sẽ khỏe mạnh

Trong nội tâm mà thuần khiết, bên ngoài chỉnh tề nghiêm túc, đây là công phu của “kính” (kính trọng, tôn kính, cung kính). Bước ra khỏi cửa giống như nhìn thấy khách quý, luôn kính trọng với người khác, đây là thể hiện của “kính”. Bản thân tu dưỡng khiến dân chúng bình an, trung thực kính cẩn mà khiến thiên hạ được thái bình, đây là hiệu quả của “kính”. Thông minh và trí tuệ đều là từ “kính” mà ra.

Nếu như dù ít hay nhiều người, việc lớn hay việc nhỏ, đều dùng lòng cung kính để đối đãi, không dám buông thả thì thân thể ắt sẽ khỏe mạnh.

3. Nhân từ sẽ khiến tâm tình vui vẻ

Khổng Tử giáo dục con người đều là dùng chữ “nhân” (nhân từ, nhân ái) làm trọng. Ông nói: “Dục lập lập nhân, dục đạt đạt nhân” (ý nói đến phương pháp hành nhân: Người đem lòng muốn sự nghiệp thành đạt của mình làm cho người khác giống y như cho mình vậy. Lấy những điều mà trong lòng mình mong ước để hiểu lòng mong ước của người khác).

Người có thể hành nhân sẽ không có tâm tranh giành và như thế trong tâm luôn thấy tự tại, vui vẻ, không bị vướng bận điều gì.

4. Lao động sẽ được quỷ thần tôn trọng

Người xưa quan niệm rằng, người mà ngày đêm không làm việc gì, an nhàn rảnh rỗi, trong khi có khả năng lao động mà lại sống dựa vào người khác là người bất hạnh, quỷ thần cũng không đồng ý. Người như vậy sao có thể sống được lâu dài?

CHIA SẺ DÀNH CHO BẠN

Bậc thánh hiền xưa luôn là người cần cù, tận lực với dự định của bản thân, đọc sách và tu dưỡng, gia tăng trí huệ và mở mang kiến thức. Người thành công trong xã hội cũng luôn là người nỗ lực làm việc.

Người mà ngày đêm không làm việc gì, an nhàn rảnh rỗi, thì quỷ thần cũng không đồng ý. 

Di chúc của Tăng Quốc Phiên có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến đời con cháu của ông. Sau khi Tăng Quốc Phiên mất, con trai của ông là Tăng Kỷ Trạch ra làm quan, làm ngoại giao. Tăng Kỷ Hồng cả đời nghiên cứu toán học. Sau khi cháu trai Tăng Quảng Quân của ông đỗ tiến sĩ đã làm việc ở viện hàn lâm.

Những đời sau của gia đình họ Tăng đều nghiên cứu học tập cao không tham gia binh nghiệp, thậm chí ít người ra làm quan. Tăng gia luôn ghi nhớ những lời di ngôn của Tăng Quốc Phiên, không tranh giành địa vị, giữ tâm trong sạch và duy trì gia thế: “Tăng gia trường thịnh không suy, đời đời có nhân tài”.

Giáo dục trong gia đình luôn là điều có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành nhân cách của mỗi con người. Hy vọng rằng bí quyết của gia tộc họ Tăng cũng sẽ hữu ích cho tất cả chúng ta!

Nhìn qua ba điểm là biết rõ một gia đình có hưng thịnh hay không - Vườn hoa Phật giáo
Theo Đại Kỷ Nguyên

Về Menu

nhìn qua ba điểm là biết rõ một gia đình có hưng thịnh hay không nhin qua ba diem la biet ro mot gia dinh co hung thinh hay khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

聖道門 浄土門 Д ГІ bồ tát thích quảng đức một trương quán chiếu tâm Trị chứng đầy bụng bằng lá xương tham 西南卦 佛 去掉手 Long trọng lễ tưởng niệm Đức Tổ rÃ Æ nhung goc nhin doi thuong ve thoi gian 修妬路 Mát lành bổ dưỡng sữa hạt sen Món chay tháng giêng Bung 誦經 ăn chay và mối tương quan giữa người khai thị của đại sư hành sách về pháp Ngó vo thuong 慧能 Trái tim bất tử Kỳ 3 Vị pháp thiêu 能令增长大悲心故出自哪里 Bà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư 22 sứ giả hòa bình một ngày Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe một ngày bão cà y doi nguoi la huu han 45 năm nhìn lại ngọn lữa Bồ Tát Thích Thiền Viện Sùng Phúc Cảnh đẹp Hà Äà gio Bi cúng sao giải hạn thế nào cho đúng 所住而生其心 hÓng Nói với bạn êm hành 陧盤 phà Bánh xèo của mẹ 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than