Ôi trời ơi, anh lại nói cái giọng người già. Hà Nội có hàng trăm cái chùa đấy, anh cứ đến đi. Bao nhiêu là chùa đẹp, bao nhiêu là chùa cổ, anh có chịu đến đâu. Trước thì cứ đi qua chùa nào là vào chùa đấy, bây giờ có rủ anh đi lễ cùng em thì anh cứ nhìn đi chỗ khác. Cứ năm hết Tết đến là lại thở giọng người già

Nhớ cảnh chùa xưa

Bị mắng xối xả như thế, tôi không phân bua, giải thích vào đâu được. Của đáng tội, từ ngày vào vòng thê tử, thời gian hạn hẹp quá, tôi cũng ít đi chơi chùa. Thảng hoặc mồng một, ngày rằm có chở vợ đến thì cũng vội vàng vào đặt cái lễ, len vai thích cánh, khói cứ mù cả mắt ra. Vào chùa mà cứ như trôi dạt, đến lúc lấy xe về đến nhà vẫn chưa có cái cảm nhận vào chùa. 

Du khách đi lễ đầu năm tại chùa Tảo Sách bên hồ Tây. Ảnh: Năng Lực

Đi chơi chùa đi, ừ đi đi, lâu rồi tớ chưa đi, cứ rủ nhau như thế. Cậy có lòng thành chứ rất vô tâm, biết gì mấy đâu. Thế hôm nay mồng mấy mà đi chùa? A! Thế ra đến chùa cũng phải có ngày à.

Hà Nội có bao nhiêu chùa? Tôi không biết đích xác. Có bao nhiêu Phật tử xuất gia và tại gia, tôi cũng không biết nốt. Nhưng tôi biết những người hay đi chùa là những ai.

- Em cũng biết. Là những người theo đạo Phật, là những người có đức tin vào Phật pháp, là những người thấy mình hợp với không khí chùa chiền.

- Đúng rồi, đúng quá em ạ. Nhưng tôi muốn nói đến sự gần gũi tâm linh của ngôi chùa với đời sống chúng ta. Nhiều người Hà Nội giờ chỉ biết chùa vào ngày rằm, mồng một. Ấy cũng do quan niệm riêng của họ đối với phong tục tập quán. Đến để lễ Phật, xám hối, cầu xin, rất nhiều người mặt mũi nghiêm trọng, căng thẳng như vào công đường. Cũng may họ tin Đức Phật đại từ đại bi vô chấp ngã.

Còn những ngày khác trong tháng, trong năm, cảnh chùa vắng vẻ êm đềm. Lâu lâu có người du lịch, vãng cảnh tạt qua. Họ đến vì chưa từng đến chùa này, mới nghe nói, hoặc cũng có khi chỉ là tình cờ. Háo hức đi lại, ngó nghiêng cảnh vật, lễ phép vào chùa ngắm tượng pháp. Rồi ra hỏi thăm chú tiểu vài thắc mắc, khen mấy câu xã giao, uống cốc nước vối rồi đi, trả lại không gian u tịch cho chùa. Rất ít khi họ quay lại.

Một "dạng" nữa cũng hay đến chùa. Là những người nhàn rỗi thích không gian cảnh vật của chùa, những người muốn tìm hiểu đạo Phật mà lại gặp sư cụ dễ tính và đắt chuyện. Hay những người như tôi, cứ mệt mỏi, căng thẳng là lên chùa tìm hỉ xả. Ấy là do hợp với cái tạng.

Tôi đến chơi một ngôi chùa quen, như đến chơi nhà người bạn thân hiếu khách. Lâu lâu nhớ cảnh, nhớ người thì qua.

- Bạch thầy, dạo này trông thầy khỏe đấy.

- A di đà Phật, bác đến chơi uống nước.

- Này, ban nãy thập phương vào lễ trong Tam bảo, thấy tòa Cửu Long xuống nước sơn đấy.

- Do mấy hôm nồm, chứ nhà chùa vẫn kiểm tra liên tục.

- Chính thế, thập phương lâu không qua nên mới thấy màu tối hơn lần trước chứ thầy ngày nào cũng chiêm bái thì khó phát hiện ra.

- Có nhẽ.

- Thế nào, đợt kiết hạ vừa rồi, thầy học ở đâu? Năm nay chắc có nhiều ni lên học?

- A di đà Phật, bác đang vui, phải không? Nhà chùa bố thí cho một chén lộc nhé.

Em nghe thấy chưa, những lúc như thế này mong có em bên cạnh. Hãy cứ vào tìm cái chiếu rải xuống hiên rồi sai tiểu ra vặt chùm sung vào đây, biết chùm nào ngon không. Muối ớt nhé, muối hột to ấy. Cái mái Tây này thảo nào bao người sáng tác được thơ văn.

- Bác cũng tốt duyên, mỗi lần đến cứ nhộn cả nhà chùa.

Tôi mới bốn mươi, ngồi xếp bằng tròn, rung đùi như con cóc, bàn chuyện nhà Phật lúc được lúc chăng. Cố cảm nhận cái lý Phật tại tâm, rồi lại còn phải tìm xem tâm ở đâu, hay tâm như tấm gương dính bụi mà lười lau đã đập mất rồi?

                                                                        *
Chùa ở Hà Nội bây giờ khang trang lắm, Tam bảo ốp gạch men bóng loáng, đèn điện sáng như hội trường, nhưng tiếng chuông, tiếng mõ nghe có mỏng đi. Nhiều chùa bận quanh năm, sư vãi vào ra hối hả bận rộn. Đến lần nào cũng thấy có cúng cái đàn này, lễ cho nhà kia, mâm bát xủng xoảng. Mừng cho sự hưng thịnh Phật pháp nhưng không khỏi đưa mắt tìm cái chỗ chái nhà Tổ xưa kia êm ả đung đưa nếp võng nhìn ra mặt hồ Tây đỏ ối hoàng hôn. Rồi ngày yêu nhau, em nhớ không, cầm tay rụt rè bước lên hiên chùa mà còn phải nhìn trộm sư ông đang lội hái rau mép hồ trong veo nước.
                                                                           *
Đang trong những ngày Xuân. Đến chùa mà vẫn nhớ cảnh chùa. Chợt thấy cả ngôi chùa trong mình tĩnh lặng. Muốn có em đến chơi để cùng cầm dùi mõ mà tụng một hơi kinh: "Nhất thiết cung kính, nhất tâm lính lễ, thường trụ bát giới thập phương tam bảo…".

Nam mô A di đà Phật.

Trung Trực (HNM)


Về Menu

Nhớ cảnh chùa xưa

gioi luat la nen tang can ban cua phat giao 霊園 横浜 TT Huế Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán 簡単便利 戒名授与 水戸 nguyên nhân của những giấc mơ nguoi kheo tu phat gia dinh se duoc binh an hanh ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 五観の偈 曹洞宗 nham cÃ Æ ri chay tử 鎌倉市 霊園 Bồi hồi dưới mái chùa xưa giao 听经闻法的功德 åº Tiếng chuông tỉnh thức cần sớm áp dụng thiền vào trường 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Những đêm cùng Giác Ngộ online イス坐禅のすすめ tại sao tất cả tu sĩ phật giáo việt Cái chữ của mạ Béo phì ở trẻ em đừng xem thường 曹洞宗 お参りの仕方 Sóng Tinh tế trà sen Hà Nội Ba Tu Ăn mặn làm tăng huyết áp Ăn chay xư Huê 必使淫心身心具断 tự tánh di đà 9 tiếp theo りんの音色 chùa vĩnh khánh chùa trăm gian 3 nghệ sĩ chia sẻ chuyện ăn chay nem 先祖代々之霊位 观世音菩萨普门品 Công dụng trị bệnh tuyệt vời của củ già chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu cÆ n định định hướng cho sự phát triển của 5 cách giúp lấy lại tinh thần nhanh bạn sẽ thấy yêu đời hơn vong Bồ tát 行願品偈誦 à tam do kho noi thoi gian ngung dong