Chùa Phổ Hiền bây giờ là Đạo tràng tu tập cho hằng trăm Phật tử về tụng kinh trì chú mỗi tối Với chúng tôi, ngôi chùa nhỏ ấy mãi mãi là chốn bình yên để huynh đệ cùng họp mặt qua mỗi mùa hạ đến xuân sang
Nhớ Lắm - Mái Chùa Xưa

Chùa Phổ Hiền bây giờ là Đạo tràng tu tập cho hằng trăm Phật tử về tụng kinh trì chú mỗi tối. Với chúng tôi, ngôi chùa nhỏ ấy mãi mãi là chốn bình yên để huynh đệ cùng họp mặt qua mỗi mùa hạ đến xuân sang.
Thấy huynh đệ tôi dẫn đám đệ tử về đảnh lễ chúc mừng khánh tuế, thầy tươi cười mãn nguyện. Thầy vui khi nhận thấy thành quả mình gieo trồng năm xưa đang không ngừng ra hoa kết trái. Thầy vui vì biết chúng tôi dù ở đâu, làm gì cũng không quên nguồn cội ban đầu. Và rồi... sau mỗi lần trở về ấy, chúng tôi lại nhận thêm một món quà nhỏ từ tay thầy trao tặng. Khi thì gói trà hộp bánh; lúc thì tấm y, chiếc áo tràng, mảnh khăn len... do chính thầy cắt may đan móc.

"Phổ Hiền Ni Tự" là tên ngôi chùa nhỏ tọa lạc ở vùng Chợ Nhỏ, Thủ Đức. (Nay là Quận 9). Mái chùa xưa... là cách gọi để gợi nhớ về một thời sơ tâm học đạo vẫn còn thẳm sâu trong ký ức lòng người.

Cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ hai mươi... tôi từ vùng kinh tế mới theo sư phụ về chùa Phổ Hiền- Chợ Nhỏ tập sự hành điệu. Với một cô bé chưa bước qua tuổi trưởng thành, từ nhà quê lần đầu tiên lên Sài Gòn thì ngôi chùa nhỏ có ánh đèn điện, có nước máy quả là một chốn thị thành sôi động khác thường. Buổi sơ cơ nhiều bỡ ngỡ rồi cũng qua nhanh, tôi trở thành cô Diệu nhỏ khuya sớm ở chùa chỉ biết chăm chỉ tụng niệm học kinh, trau dồi tâm ý.

... Trước năm 1975 thầy cùng sư chú tìm về vùng ven này lập chùa tịnh tu, tùy duyên hành đạo. Vốn yêu thích trẻ con, hai vị bèn mở Ký nhi viện nhận dạy và chăm sóc trẻ em bán trú tại chùa. Sau giải phóng, Ký nhi viện đóng cửa. Hai vị lại đứng ra thành lập cơ sở sản xuất mây tre lá xuất khẩu, đặt chi nhánh nhiều nơi từ Tăng Nhơn Phú đến Tam Hà, Thủ Đức. Cơ sở thu hút khá đông thanh thiếu niên nam nữ theo học nghề thủ công đan lát.

Lúc bấy giờ, Sư chú là giám đốc điều hành cơ sở... lo chạy mua nguyên liệu vật tư, tìm kiếm đối tác xuất khẩu. Thầy phụ trách về chuyên môn, tiếp thu mẫu mã mới đem về dạy lại cho học viên. Mấy anh chị cư sĩ làm việc ở văn phòng thì chuyên về sổ sách kế toán, thâu nhận và kiểm tra thành phẩm, đóng gói kiện hàng... Khâu sản xuất toàn là nữ, từ các chị lớn có gia đình đến mấy cô nhỏ còn cắp sách đến trường chỉ tới làm một buổi hoặc nhận vật liệu đem về nhà. Cuối tuần, mấy chị nhân viên thường ở lại chùa. Tôi giữ phận cô Diệu lo phần nấu ăn, tụng kinh, quét dọn. Lúc rảnh rỗi, thầy và mấy chị cũng dạy cho tôi biết đan lát chút ít.

Những năm tháng bận rộn với công việc Phật sự bên ngoài, thầy vẫn tổ chức những buổi tối sinh hoạt cùng bọn trẻ đến chùa tụng kinh. Những câu chuyện đạo, những bài học giáo lý ngắn gọn đi vào tâm hồn tuổi thơ khiến chúng như tìm thấy món ăn tinh thần đầy ý nghĩa. Thế là lời tốt truyền tai. Thanh niên thiếu nữ cả xóm Chợ Nhỏ cùng rủ nhau đi chùa. Và rồi... trong số những cô gái dịu dàng xinh xắn ngày ấy, có mấy cô sau này phát nguyện xuất gia, sống cuộc đời phạm hạnh thanh cao thoát tục.

Khoảng đầu thập niên tám mươi, cơ sở mây tre lá ngưng hoạt động. Sư chú cùng đệ tử của người về hành đạo trong một ngôi chùa khác. Lúc này tôi đã xuất gia và đang tu học tại chùa Huê Lâm- Quận 11. Mấy cô bé từng là học viên của thầy từ cơ sở mây tre lá cũng tìm đến chùa xin tập sự xuất gia. Thời gian sau, quý cô đều được thầy gởi về nhập chúng ở các ngôi Tự Viện lớn trong thành phố. Đào tạo một lớp Ni trẻ có năng lực xuất gia tu tập hành đạo, với thầy như thế là đã tròn tâm nguyện. Đệ tử hữu duyên hóa độ xong, thầy lui về chuyên tu thanh thản với tháng ngày.

Đã hơn ba thập kỷ trôi qua rồi. Chùa Phổ Hiền trải qua vài lần tu sửa, mảnh sân nhỏ thu hẹp dần nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống cho màu xanh cây cảnh vươn mình. Người lái đò trên dòng sông tri thức nay tóc đã bạc phơ. Duy nụ cười của thầy thì luôn rạng rỡ những khi nhìn thấy huynh đệ chúng tôi tề tựu quỳ dưới chân người. Đệ tử không mấy ai về làm Phật sự tại chùa, song thầy chẳng chút phiền hà để tâm chi chuyện đó. Thầy tùy hỷ và luôn tin tưởng những gì mà chúng tôi đã và đang làm trong sự nghiệp tu tập hoằng hóa lợi sanh.

Chùa Phổ Hiền bây giờ là Đạo tràng tu tập cho hằng trăm Phật tử về tụng kinh trì chú mỗi tối. Với chúng tôi, ngôi chùa nhỏ ấy mãi mãi là chốn bình yên để huynh đệ cùng họp mặt qua mỗi mùa hạ đến xuân sang. Thấy huynh đệ tôi dẫn đám đệ tử về đảnh lễ chúc mừng khánh tuế, thầy tươi cười mãn nguyện. Thầy vui khi nhận thấy thành quả mình gieo trồng năm xưa đang không ngừng ra hoa kết trái. Thầy vui vì biết chúng tôi dù ở đâu, làm gì cũng không quên nguồn cội ban đầu. Và rồi... sau mỗi lần trở về ấy, chúng tôi lại nhận thêm một món quà nhỏ từ tay thầy trao tặng. Khi thì gói trà hộp bánh; lúc thì tấm y, chiếc áo tràng, mảnh khăn len... do chính thầy cắt may đan móc.

Thầy đã cho chúng tôi những gì mình có. Vậy mà không ít lần người đã phải trăn trở:

- Ngày trước đưa các con đi nhập chúng tu học, thầy không có gì trợ duyên. Bây giờ thầy cũng chỉ có chút đỉnh để gọi là làm quà gởi đến các con...

Ôi! Thầy đã cho chúng con cả giới thân huệ mạng này rồi còn gì. Bấy nhiêu đó đủ để huynh đệ chúng con làm hành trang tu học trọn đời. Thời gian trôi qua đã lâu... vậy mà thầy luôn dành cho những đệ tử đã trưởng thành của người biết bao tình cảm thân thương như thuở chúng con còn thơ dại.

Nhớ lắm mái chùa xưa. Nhớ những tháng năm thầy trò chung sống trong cảnh chùa đạm bạc mà yên ấm đạo tình./.

 

Về Menu

nhớ lắm mái chùa xưa nho lam mai chua xua tin tuc phat giao hoc phat

khói 佛說父母恩重難報經 những điều phật tử đã kết hôn và æ Hoa บวช 做人處事 中文 築地本願寺 盆踊り hai của 長谷寺 僧堂安居者募集 梵唄 hoc 一吸一呼 是生命的节奏 phật giáo Gạo lứt muối mè Ăn sao cho khoẻ Ä n 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 nhÃ Æ Bảo hộ sự sống con người Æ 阿罗汉需要依靠别人的记别 Ăn chay Vì mỗi loài đều biết đớn 機十心 弘忍 还愿怎么个还法 bÃo 五重玄義 錫杖 æ³ ä¼a ï½ กรรม รากศ พท thuong lam mien trung phat giao 六因四缘五果的来源和作用 quẠÑi 佛教讲的苦地 盂蘭盆会 応慶寺 giå con goi la phat tich lan 乾九 dòng PhÃp Vu lan お寺小学生合宿 群馬 phương giå ÄÆ