Hà Nội đầu đông se se lạnh. Dạo bước qua con phố cổ lúc đêm về, giữa hàng trăm thứ mùi của cuộc sống ồn ào, vẫn nghe rất đỗi thân quen hương thơm của ô mai Hà Nội.

Nhớ ô mai Hà Nội

Giữa cái lạnh đầu đông, ta vẫn cảm thấy phảng phất cái hương vị cay nồng của gừng, đằm thắm chất ngọt của cam thảo, khe khẽ mùi chua thanh tao của trái chín và mặn mòi của muối từ biển khơi.

Dù đã đi xa bao nhiêu năm, cái vị chua, cay, mặn, ngọt rất đỗi thân quen của ô mai Hà Nội vẫn làm cho những người con xa quê nhung nhớ đến nao lòng.

Không quá ngọt như xí muội Sài Gòn, không quá cay như ô mai Thái và không mất mùi hoa quả tự nhiên như ô mai Trung Quốc, ô mai Hà Nội dịu dàng mà đằm lắng như cô gái đất kinh kỳ. Dù có núp sau tủ kính của những cửa hàng lớn, hay rong ruổi phố phường trên những mẹt hàng rong bình dị, cái mùi vị thơm thảo ấy vẫn khiến người ta khắc khoải.

   
Từ thuở học trò, quả ô mai mơ, ô mai sấu chua ngọt đã trở thành thứ quà không thể thiếu trong cặp sách nữ sinh. Đến nỗi cái lứa tuổi đầy mơ mộng ấy được gắn cho cái tên “tuổi ô mai”. Đối với người già, đây còn là một vị thuốc để chữa viêm họng, trị ho. Nhấm nháp trái ô mai thơm thảo vị gừng, bỗng thấy ấm nồng cả ngày đông lạnh giá. Hương vị ô mai độc đáo ấy còn được gieo thành những vần thơ êm ái: “Ô mai mặn mặn chua chua. Thêm chút ngòn ngọt em ưa ngậm hoài”...

Chua–mặn là hai vị chính của ô mai xưa. Để chiều lòng các thực khách khó tính, những người làm ô mai đã giảm bớt muối, thêm vị ngọt của đường, cam thảo bắc, gừng tươi... để làm ra hàng trăm vị khác nhau. Có ô mai chua, ô mai ngọt, ô mai kết hợp cả chua, cay, mặn, ngọt... Và cả ô mai khô, ô mai ướt, ô mai dẻo với đủ loại: mơ cam thảo, mơ nho xào gừng, mơ dẻo, sấu tươi xào, sấu giòn, khế xào, ô mai quất chua chua đăng đắng...   Chỉ cần bước tới phố Hàng Đường – con phố ô mai nổi tiếng ở Hà Nội, người mua sẽ hoa mắt trước hàng trăm loại ô mai rực rỡ sắc màu: nâu bóng, đỏ tươi, xanh mát mắt, ươm vàng màu nắng... đủ loại hương vị nhưng không hề hòa lẫn vào nhau. Vị nào cũng toát lên cái chất tinh túy riêng của mình, khách chỉ ngửi thoáng qua cũng đã thấy tê tê, say say đầu lưỡi. Chẳng ai biết rõ ô mai đã có tự bao giờ, chỉ biết rằng cái thức quà dân dã này đã trở thành một “chất nghiện” rất đáng yêu của người Hà Nội.   Quy trình làm ô mai cũng lắm công phu. Để có được quả ô mai óng ả thơm ngất ngây cánh mũi, trái chín phải được trải qua nhiều công đoạn: chọn những quả chín tươi nguyên, căng mẩy, ngâm, ủ muối, sấy khô, ngào đường, hương liệu, gia giảm gừng tươi, cam thảo… Mỗi công đoạn hầu hết đều được làm thủ công theo những bí quyết riêng của mỗi nhà hàng. Phương thức chế biến đã kỳ công, thưởng thức ô mai cũng phải đúng cách.    

Trái ô mai nhỏ xinh không thể ăn một cách vội vã, cứ khoan thai, chậm rãi hít hà hương thơm sánh quyện của trái chín lên men, của sợi gừng già được trồng ở vùng đất đỏ, của cái nắng hanh hao Hà Nội.

Đến khi hương thơm ắp đầy cánh mũi, mới khẽ ngậm từng trái ô mai trong miệng, cảm nhận chất vị đậm đà của lớp phấn trắng tinh bám đầy quanh trái đang tan ra. Lúc thưởng thức hết phần thịt quả, hãy cắn nhẹ hạt ô mai nhỏ xíu để nếm vị nhân bùi bùi ngầy ngậy. Hương vị ô mai khiến người ta cứ ngỡ như đang được thưởng thức cả mùa trái chín.

Mỗi du khách đến với Hà Nội, chẳng ai quên mang những gói ô mai thơm ngọt đất Tràng An về làm quà. Để rồi cứ vào mỗi mùa trái chín, lòng lại thầm nhớ nhung thứ quà đơn sơ nơi đất Bắc.

Tịnh Tâm (TN)


Về Menu

Nhớ ô mai Hà Nội

biệt Mùa hoa loa kèn giáo lý vô ngã 横浜 公園墓地 thưởng Dinh dưỡng trong phẫu thuật Tùy bút Ơn thầy 持咒 出冷汗 既濟卦 单三衣 Phật giáo 念空王啸 Con nhớ những xuân trước 正智舍方便 Xôi đường hương vị quê hương tám 行願品偈誦 cuối Thông điệp từ bi phat 曹洞宗 長尾武士 怎么面对自己曾经犯下的错误 唐朝的慧能大师 hanh thien trong quan tri thoi gian Khánh biển æ ï¾ï¼ 人生七苦 佛教中华文化 kìm Giỗ bon mon tam vo luong Tiểu sử Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN 人鬼和 Bánh đậu xanh hoa quả Bình tức bテケi ï¾ å Thiên Vu Lan nhớ đến mẹ hiền 大法寺 愛西市 4 cách tránh hôi miệng khi phải di chuyển Trái lê có nhiều công dụng tốt Thiền định giúp giảm hội chứng ADHD làm bước su co chap cua dan ong vi quan niem gia truong 皈依的意思 曹洞宗管長猊下 本