Giác Ngộ - Ngày nhỏ tôi từng mơ ước được bước vào thế giới của văn chương, của viết lách nhưng lớn lên tôi lại học và kiếm sống bằng một ngành nghề khác. Ước mơ bút nghiên đành xếp lại cho đến một ngày tình cờ… hội đủ nhân duyên đưa tôi đến với báo Giác Ngộ bằng bài viết đầu tiên (vào năm 2002).

	Nhớ về lớp viết báo ngắn ngày

Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6

Nhớ về lớp viết báo ngắn ngày


(Thân tặng các học viên lớp “Viết báo ngắn ngày”, năm 2006)

Giác Ngộ - Ngày nhỏ tôi từng mơ ước được bước vào thế giới của văn chương, của viết lách nhưng lớn lên tôi lại học và kiếm sống bằng một ngành nghề khác. Ước mơ bút nghiên đành xếp lại cho đến một ngày tình cờ… hội đủ nhân duyên đưa tôi đến với báo Giác Ngộ bằng bài viết đầu tiên (vào năm 2002).

Ngày nhỏ tôi từng mơ ước được bước vào thế giới của văn chương, của viết lách nhưng lớn lên tôi lại học và kiếm sống bằng một ngành nghề khác. Ước mơ bút nghiên đành xếp lại cho đến một ngày tình cờ… hội đủ nhân duyên đưa tôi đến với báo Giác Ngộ bằng bài viết đầu tiên (vào năm 2002). Sau đó, tôi bắt đầu gia nhập nhóm cộng tác viên (CTV) trang Trẻ, ngày ấy do thầy Quảng Kiến phụ trách.

CÁC HỌC VIÊN LỚP TẬP HUẤN VIẾT BÁO NGẮN NGÀY-2006.jpg
Các học viên lớp “Viết báo ngắn ngày” do Báo GN
tổ chức từ ngày 3 đến ngày 7-4-2006
Những ngày đầu, văn vẻ và câu chữ của tôi còn rời rạc, chưa chuẩn khiến bộ phận biên tập đã nhọc lòng chỉnh sửa khá nhiều trước khi bài lên khuôn. Song tôi chẳng thấy buồn mà vô cùng vui sướng hạnh phúc mỗi khi nhìn thấy bài mình được đăng. Cho đến ngày 3-4-2006, tòa soạn mở lớp “Viết báo ngắn ngày” lần đầu tiên do Hội Nhà báo TP.HCM và Báo Giác Ngộ phối hợp tổ chức. Một lần nữa, tôi lại có mặt trong số 71 học viên khắp mọi miền tham gia đăng ký theo học. Đây là lớp chính thức tập huấn kỹ năng viết báo dành cho CTV từ khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Tôi hân hoan tham dự đầy đủ các buổi học gồm nhiều chương trình giảng dạy sinh động của các giảng viên uy tín, mà giờ đây, mỗi lần nhớ lại vẫn còn bồi hồi. Nhất là khung cảnh của lớp học rất sôi nổi, đầy thú vị và tinh thần tương ái hỗ trợ nhau giữa các học viên. Khóa học ấy cho tôi nhiều kiến thức mới mẻ, bổ ích mà tôi mãi hoài tâm niệm, gìn giữ trong lòng như một hành trang nâng bước tôi trên nẻo đường cầm bút.

Sau khóa học đó, tôi tham gia thường xuyên hơn trên các mảng tin. Vui nhất là được tháp tùng cùng chư tôn đức Tăng Ni về những tỉnh xa dự hội trại, hội thảo để đưa tin cho tòa soạn. Những chuyến đi ấy giúp tôi mở rộng quan hệ và học hỏi thêm nhiều từ các cộng sự cùng những anh chị phóng viên (PV). Nhờ đó, tôi hiểu thêm nhiều về các nguyên tắc tác nghiệp, điều gì nên viết, điều gì cần dè dặt và cẩn trọng. Đặc biệt, bài học tác nghiệp đầu đời từ chính người anh biên tập viên (BTV) đã dạy mà dầu ở đâu, lúc nào tôi cũng luôn ghi nhớ, rằng: “Làm báo chí mọi thông tin phải chính xác, không có hình như…”. Lời chỉ bảo chân tình của anh đã giúp tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của mỗi thông tin, vì mỗi một mảng tin nêu sai sự thật hoặc thiếu chính xác là thiếu tôn trọng đối với bạn đọc, người cầm bút không thể sơ suất.

Đến nay, Ban Biên tập đã trải qua bao đợt đổi thay nhân sự nhưng tôi không quên được những gương mặt thân thương của nhóm, nhất là các anh CTV Cát Tường, Tâm Vương… Các anh luôn sát cánh bên đàn em chúng tôi với những tận tình chỉ bảo, hướng dẫn công việc và không quên thăm nom mỗi khi CTV ngã bệnh. Tình cảm chân thành của những người cầm bút đã ghi dấu trong tôi, nó như một vết son cho tôi động lực và tinh thần phụng sự Phật pháp.

Nhân Ngày Báo chí Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn Ban tổ chức đã mở lớp “Viết báo ngắn ngày” tạo điều kiện cho tôi cùng các học viên được tham gia để hôm nay và cả mai sau, chúng tôi vẫn tâm nguyện đóng góp hết mình vào sự nghiệp thông tin báo chí Phật giáo.

Năm năm đã trôi qua kể từ ngày chia tay lớp học, trong tôi mãi hoài đọng lại những phút giây lưu luyến thân tình giữa các đạo hữu, học viên. Một lời chuyền tay nhau ghi lại những dòng đơn sơ chép vội giữa các học viên ngày kết thúc khóa học là: “Hãy an trú hiện tại”, khiến tôi mãi hoài ghi nhớ.

Pháp Đàm


Về Menu

Nhớ về lớp viết báo ngắn ngày

Mùa Xuân 阿那律 忍四 仏壇 通販 饿鬼 描写 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 市町村別寺院数 弥陀寺巷 Nỗi niềm tháng bảy Lưu ý khi ăn đậu nành 曹村村 佛教教學 Mùa trăng ký ức Để trái cây là thực phẩm vàng 市町村別寺院数順位 Mà Š4 yeu to chan chanh dinh huong cho cuoc doi ban Chùa Ba Vàng cầu siêu cho Đại tướng nhung dia diem khong the bo qua khi di du lich tay อธ ษฐานบารม 福生市永代供養 Lễ Vu Lan xa mẹ さいたま市 氷川神社 七五三 饒益眾生 Làm bắp cải cuốn cho mâm cỗ chay 佛子 佛教蓮花 Hấp thu nhiều cồn gây suy giảm 蒋川鸣孔盈 飞来寺 æ è ä çµºç¾ Đậu mơ hấp lá sen Nỗi nhớ ngày đông Đậu đen hóa thạch hồ quỳnh hương ăn chay và ngồi thiền tim hieu y phuc phat giao nguyen thuy nam tong Chùa Dâu อธ ษฐานบารม Bệnh đau khớp vai 必使淫心身心具断 横柱指合掌 천태종 대구동대사 도산스님 色登寺供养 随喜 本事 佛 Nghĩ về ba yêu dấu 佛经讲 男女欲望 寺庙的素菜 5 thói quen có hại cho sức khỏe người Chén cơm đầy của Me 佛教算中国传统文化吗