Tại một ngôi chùa Việt ở Bangkok (Thái Lan), nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái vẫn còn nguyên vẹn hình hài sau hơn 50 năm kể từ khi ngài viên tịch.

	Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng Thích Phổ Sái trong chùa Khánh Vân - Ảnh: Việt Phương

Tọa lạc tại khu Yaowarat (khu phố Tàu) ở Bangkok, ngôi chùa mang tên rất Việt Nam là Khánh Vân có một lịch sử lâu đời do các hòa thượng người Việt thành lập. Đây là một trong những ngôi chùa Việt thuộc hệ Annamnikaya hay còn gọi là An Nam Tông ở Bangkok. Chính tại chùa Khánh Vân này, nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái (pháp danh Giác Lượng), một nhà tu hành gốc Việt, được lưu giữ và thờ cúng.

Gia đình hòa thượng Thích Phổ Sái đã sang Thái từ rất lâu, không rõ là khi nào. Bản thân ông được sinh ra tại Bangkok vào ngày 9.8.1900. Sổ sách gia phả không ghi lại họ cha mẹ đầy đủ của ông. Chỉ biết tên của cha ông được ghi lại theo cách phiên âm của người Thái là Cuôi, còn mẹ ông tên Năng Thẹp. Theo phong tục của người Thái, người con trai phải xuất gia ít nhất 1 lần trong đời để báo hiếu cha mẹ, thời gian có thể là 1 tuần, 1 tháng, vài tháng hoặc lâu hơn. Ông cũng theo phong tục ấy mà đến tu tại chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom) vào năm 12 tuổi. Sau một năm, ông xin sư trụ trì chùa cho hoàn tục, quay về với gia đình. Tuy hoàn tục nhưng ông vẫn chăm lo công việc cho nhà chùa. Cứ như vậy, sau 7 năm, tư tưởng Phật giáo đã dần đi sâu hơn vào tâm trí ông. Đến năm 20 tuổi, ông xin được xuất gia trở lại.

Năm 1926, hòa thượng Thích Phổ Sái được bổ nhiệm đến trụ trì tại chùa Khánh Vân (Wat Upai Ratchabumrung). Đây cũng là nơi ông trụ trì cho đến cuối đời. Hòa thượng trụ trì chùa Tha Boriharn Anamprot (pháp danh Minh Ân) kể lại rằng sau khi hòa thượng Thích Phổ Sái viên tịch được 100 ngày (năm 1958), đệ tử của ngài nằm mơ thấy ngài về báo mộng, nói thử mở quan tài ra xem. Đệ tử đem chuyện kể với chư tăng trong chùa. Sau một hồi bàn luận, chư tăng nhất trí nếu ngài đã báo mộng vậy thì cứ mở ra xem. Khi mở ra thì thấy thi thể của ngài còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy nên quyết định không hỏa táng nữa. Nhà chùa dùng rượu để xoa bóp thi thể cho mềm ra rồi dựng thi thể của ngài ngồi dậy rồi đưa lên gian thờ. Đến nay nhục thân của ngài vẫn được bảo quản nguyên vẹn tại đây.

Những tăng ni phật tử trong và ngoài nước khi đã đến Thái Lan mà nghe kể về nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái thì không thể không đến bái lễ. Nhục thân của ngài cũng là một trong những minh chứng lịch sử về sự hiện diện của An Nam Tông trên đất Thái.

Việt Phương-VP Bangkok (TNO)


Về Menu

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 su dong gop cua ly thuong kiet trong viec phuc Ngoài ấy lạnh 修行者 孕妇 永代供養 東成 Tưởng niệm húy nhật lần thứ 40 cố 修行人一定要有信愿行吗 佛经说人类是怎么来的 Ö ท มาของพระมหาจ æ æ 历世达赖喇嘛 su phat trien cua dao phat trong thoi dai ngay nay ban chat cua cau nguyen 茶湯料とは 妙善法师能入定 âm thanh ngân giữa vườn hoa ほとけのかたより æ ï¾ï½ お墓のお Ni trưởng Trí Hải Một đóa sen ngát 経å tra đinh và tiền lê Cái ç æˆ CHÚ ĐAI BI nhが 人间佛教 秽土成佛 thi xa an khe 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn vào 祈祷カードの書き方 tứ đệ 1 Hói và nguy cơ ung thư tiền liệt đối phó với sân hận và cảm xúc Hóa chất có thể làm giảm chỉ số IQ Những mùa Phật đản đi qua Gió có dặt dìu lời thủ thỉ 1 L廙 Thuốc ho có thể giúp điều trị tiểu bï¾ ï½¹i su phat trien kinh te nhin tu triet ly phat giao Khoa nghi sáu thời sám hối Cho một người xứ Quảng thân thương chua linh phong ï¾ ï¼ ba i