Tại một ngôi chùa Việt ở Bangkok (Thái Lan), nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái vẫn còn nguyên vẹn hình hài sau hơn 50 năm kể từ khi ngài viên tịch.

	Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng Thích Phổ Sái trong chùa Khánh Vân - Ảnh: Việt Phương

Tọa lạc tại khu Yaowarat (khu phố Tàu) ở Bangkok, ngôi chùa mang tên rất Việt Nam là Khánh Vân có một lịch sử lâu đời do các hòa thượng người Việt thành lập. Đây là một trong những ngôi chùa Việt thuộc hệ Annamnikaya hay còn gọi là An Nam Tông ở Bangkok. Chính tại chùa Khánh Vân này, nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái (pháp danh Giác Lượng), một nhà tu hành gốc Việt, được lưu giữ và thờ cúng.

Gia đình hòa thượng Thích Phổ Sái đã sang Thái từ rất lâu, không rõ là khi nào. Bản thân ông được sinh ra tại Bangkok vào ngày 9.8.1900. Sổ sách gia phả không ghi lại họ cha mẹ đầy đủ của ông. Chỉ biết tên của cha ông được ghi lại theo cách phiên âm của người Thái là Cuôi, còn mẹ ông tên Năng Thẹp. Theo phong tục của người Thái, người con trai phải xuất gia ít nhất 1 lần trong đời để báo hiếu cha mẹ, thời gian có thể là 1 tuần, 1 tháng, vài tháng hoặc lâu hơn. Ông cũng theo phong tục ấy mà đến tu tại chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom) vào năm 12 tuổi. Sau một năm, ông xin sư trụ trì chùa cho hoàn tục, quay về với gia đình. Tuy hoàn tục nhưng ông vẫn chăm lo công việc cho nhà chùa. Cứ như vậy, sau 7 năm, tư tưởng Phật giáo đã dần đi sâu hơn vào tâm trí ông. Đến năm 20 tuổi, ông xin được xuất gia trở lại.

Năm 1926, hòa thượng Thích Phổ Sái được bổ nhiệm đến trụ trì tại chùa Khánh Vân (Wat Upai Ratchabumrung). Đây cũng là nơi ông trụ trì cho đến cuối đời. Hòa thượng trụ trì chùa Tha Boriharn Anamprot (pháp danh Minh Ân) kể lại rằng sau khi hòa thượng Thích Phổ Sái viên tịch được 100 ngày (năm 1958), đệ tử của ngài nằm mơ thấy ngài về báo mộng, nói thử mở quan tài ra xem. Đệ tử đem chuyện kể với chư tăng trong chùa. Sau một hồi bàn luận, chư tăng nhất trí nếu ngài đã báo mộng vậy thì cứ mở ra xem. Khi mở ra thì thấy thi thể của ngài còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy nên quyết định không hỏa táng nữa. Nhà chùa dùng rượu để xoa bóp thi thể cho mềm ra rồi dựng thi thể của ngài ngồi dậy rồi đưa lên gian thờ. Đến nay nhục thân của ngài vẫn được bảo quản nguyên vẹn tại đây.

Những tăng ni phật tử trong và ngoài nước khi đã đến Thái Lan mà nghe kể về nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái thì không thể không đến bái lễ. Nhục thân của ngài cũng là một trong những minh chứng lịch sử về sự hiện diện của An Nam Tông trên đất Thái.

Việt Phương-VP Bangkok (TNO)


Về Menu

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

聖道門 浄土門 thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ than the thi hoa qua diep khuc 18 chu dau cau thanh văn thừa thi hóa qua điệp khúc 118 thanh van thua thi hoa qua diep khuc 118 chu dau thầy nghiêm thuận với trang điện tử thay nghiem thuan voi trang dien tu vuon hoa phat tham hoa thien tai von di khong tu nhien ma co thien thua thi hoa qua diep khuc 60 chu dau thảm họa thiên tai vốn dĩ không tự thiên thừa thi hóa qua điệp khúc 60 chữ å Thiền một nét đẹp văn hóa học 释迦牟尼 thangka hoa pham dac dung cua phat giao kim cang thangka họa phẩm đặc dụng của phật cổ chú Những món nên ăn khi bận rộn bồ đề soi sáng thân tâm cây lộ 港南区曹洞宗 永代供養 東成 Thở đi lý Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ 佛经说人类是怎么来的 tập thơ mùa xuân toàn vẹn tap tho mua xuan toan ven Thở đúng để đẩy độc tố ra ngoài 修行者 孕妇 历世达赖喇嘛 Tập hít thở để ngăn ngừa huyết áp Thở bo de soi sang than tam Ni trưởng Thích nữ Viên Minh viên tịch Những câu chuyện về loài hoa vạn thọ 法事案内 テンプレート 祈祷カードの書き方 ç æŒ ç æˆ Thêm 如果相信心中有情 trùng 経å nhà 第一 相 正式 茶湯料とは お墓のお Người nhóm máu nào dễ bị mất