Tại một ngôi chùa Việt ở Bangkok (Thái Lan), nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái vẫn còn nguyên vẹn hình hài sau hơn 50 năm kể từ khi ngài viên tịch.

	Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng Thích Phổ Sái trong chùa Khánh Vân - Ảnh: Việt Phương

Tọa lạc tại khu Yaowarat (khu phố Tàu) ở Bangkok, ngôi chùa mang tên rất Việt Nam là Khánh Vân có một lịch sử lâu đời do các hòa thượng người Việt thành lập. Đây là một trong những ngôi chùa Việt thuộc hệ Annamnikaya hay còn gọi là An Nam Tông ở Bangkok. Chính tại chùa Khánh Vân này, nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái (pháp danh Giác Lượng), một nhà tu hành gốc Việt, được lưu giữ và thờ cúng.

Gia đình hòa thượng Thích Phổ Sái đã sang Thái từ rất lâu, không rõ là khi nào. Bản thân ông được sinh ra tại Bangkok vào ngày 9.8.1900. Sổ sách gia phả không ghi lại họ cha mẹ đầy đủ của ông. Chỉ biết tên của cha ông được ghi lại theo cách phiên âm của người Thái là Cuôi, còn mẹ ông tên Năng Thẹp. Theo phong tục của người Thái, người con trai phải xuất gia ít nhất 1 lần trong đời để báo hiếu cha mẹ, thời gian có thể là 1 tuần, 1 tháng, vài tháng hoặc lâu hơn. Ông cũng theo phong tục ấy mà đến tu tại chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom) vào năm 12 tuổi. Sau một năm, ông xin sư trụ trì chùa cho hoàn tục, quay về với gia đình. Tuy hoàn tục nhưng ông vẫn chăm lo công việc cho nhà chùa. Cứ như vậy, sau 7 năm, tư tưởng Phật giáo đã dần đi sâu hơn vào tâm trí ông. Đến năm 20 tuổi, ông xin được xuất gia trở lại.

Năm 1926, hòa thượng Thích Phổ Sái được bổ nhiệm đến trụ trì tại chùa Khánh Vân (Wat Upai Ratchabumrung). Đây cũng là nơi ông trụ trì cho đến cuối đời. Hòa thượng trụ trì chùa Tha Boriharn Anamprot (pháp danh Minh Ân) kể lại rằng sau khi hòa thượng Thích Phổ Sái viên tịch được 100 ngày (năm 1958), đệ tử của ngài nằm mơ thấy ngài về báo mộng, nói thử mở quan tài ra xem. Đệ tử đem chuyện kể với chư tăng trong chùa. Sau một hồi bàn luận, chư tăng nhất trí nếu ngài đã báo mộng vậy thì cứ mở ra xem. Khi mở ra thì thấy thi thể của ngài còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy nên quyết định không hỏa táng nữa. Nhà chùa dùng rượu để xoa bóp thi thể cho mềm ra rồi dựng thi thể của ngài ngồi dậy rồi đưa lên gian thờ. Đến nay nhục thân của ngài vẫn được bảo quản nguyên vẹn tại đây.

Những tăng ni phật tử trong và ngoài nước khi đã đến Thái Lan mà nghe kể về nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái thì không thể không đến bái lễ. Nhục thân của ngài cũng là một trong những minh chứng lịch sử về sự hiện diện của An Nam Tông trên đất Thái.

Việt Phương-VP Bangkok (TNO)


Về Menu

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

อธ ษฐานบารม người tu đạo có thể làm được việc Từ tượng vua Lý ở Hà Nội đến 墓地の販売と購入の注意点 nguoi Một khoảnh đời bố mẹ và triết lý Nỗi niềm tháng bảy Gia Lai Lễ húy kỵ cố Trưởng lão sử 出家人戒律 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 精霊供養 ประสบแต ความด tu thien Aspirin có tác dụng giảm nguy cơ ung thư 川井霊園 คนเก ยจคร าน bão りんの音色 Chua c tin 供灯的功德 さいたま市 氷川神社 七五三 仏壇 通販 Mồ côi vi sao co nguoi thi hanh phuc Thở đi nguoi thi dau kho Từ Rạch Cát tới Tòa Đại sứ 色登寺供养 随喜 người thì đau khổ Vì sao bệnh viêm phổi hay tấn công 천태종 대구동대사 도산스님 vì sao có người thì hạnh phúc ブッダの教えポスター 佛頂尊勝陀羅尼 盂蘭盆会 応慶寺 vi sao nguoi chet sau 49 ngay moi di dau thai Vì sao con người nên ăn uống thuần vì sao người chết sau 49 ngày mới đi 五痛五燒意思 激安仏壇店 長谷寺 僧堂安居者募集 mau nhiem cua tam dinh rau 大安法师讲五戒 禅诗精选 放下凡夫心 故事 雷坤卦 佛法怎样面对痛苦 モダン仏壇 tập tễnh làm người 饿鬼 描写 tap tenh lam nguoi