Tại một ngôi chùa Việt ở Bangkok (Thái Lan), nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái vẫn còn nguyên vẹn hình hài sau hơn 50 năm kể từ khi ngài viên tịch.

	Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng Thích Phổ Sái trong chùa Khánh Vân - Ảnh: Việt Phương

Tọa lạc tại khu Yaowarat (khu phố Tàu) ở Bangkok, ngôi chùa mang tên rất Việt Nam là Khánh Vân có một lịch sử lâu đời do các hòa thượng người Việt thành lập. Đây là một trong những ngôi chùa Việt thuộc hệ Annamnikaya hay còn gọi là An Nam Tông ở Bangkok. Chính tại chùa Khánh Vân này, nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái (pháp danh Giác Lượng), một nhà tu hành gốc Việt, được lưu giữ và thờ cúng.

Gia đình hòa thượng Thích Phổ Sái đã sang Thái từ rất lâu, không rõ là khi nào. Bản thân ông được sinh ra tại Bangkok vào ngày 9.8.1900. Sổ sách gia phả không ghi lại họ cha mẹ đầy đủ của ông. Chỉ biết tên của cha ông được ghi lại theo cách phiên âm của người Thái là Cuôi, còn mẹ ông tên Năng Thẹp. Theo phong tục của người Thái, người con trai phải xuất gia ít nhất 1 lần trong đời để báo hiếu cha mẹ, thời gian có thể là 1 tuần, 1 tháng, vài tháng hoặc lâu hơn. Ông cũng theo phong tục ấy mà đến tu tại chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom) vào năm 12 tuổi. Sau một năm, ông xin sư trụ trì chùa cho hoàn tục, quay về với gia đình. Tuy hoàn tục nhưng ông vẫn chăm lo công việc cho nhà chùa. Cứ như vậy, sau 7 năm, tư tưởng Phật giáo đã dần đi sâu hơn vào tâm trí ông. Đến năm 20 tuổi, ông xin được xuất gia trở lại.

Năm 1926, hòa thượng Thích Phổ Sái được bổ nhiệm đến trụ trì tại chùa Khánh Vân (Wat Upai Ratchabumrung). Đây cũng là nơi ông trụ trì cho đến cuối đời. Hòa thượng trụ trì chùa Tha Boriharn Anamprot (pháp danh Minh Ân) kể lại rằng sau khi hòa thượng Thích Phổ Sái viên tịch được 100 ngày (năm 1958), đệ tử của ngài nằm mơ thấy ngài về báo mộng, nói thử mở quan tài ra xem. Đệ tử đem chuyện kể với chư tăng trong chùa. Sau một hồi bàn luận, chư tăng nhất trí nếu ngài đã báo mộng vậy thì cứ mở ra xem. Khi mở ra thì thấy thi thể của ngài còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy nên quyết định không hỏa táng nữa. Nhà chùa dùng rượu để xoa bóp thi thể cho mềm ra rồi dựng thi thể của ngài ngồi dậy rồi đưa lên gian thờ. Đến nay nhục thân của ngài vẫn được bảo quản nguyên vẹn tại đây.

Những tăng ni phật tử trong và ngoài nước khi đã đến Thái Lan mà nghe kể về nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái thì không thể không đến bái lễ. Nhục thân của ngài cũng là một trong những minh chứng lịch sử về sự hiện diện của An Nam Tông trên đất Thái.

Việt Phương-VP Bangkok (TNO)


Về Menu

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

quan niem ve dao duc nghe nghiep lanh manh vạn pháp giai không là gì làm sao cho con tự nguyện đi chùa một Nguy cơ mất trí nhớ cao do tiểu đường cho bo luc tram nam cho bỏ lúc trăm năm HÆ i Bí quyết cho răng đẹp nụ cười xinh ảnh Mệt rồi ư bức thư nổi tiếng của tổng bức thư nổi tiếng của tổng thống phap khi tu tap trong phat giao Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè 30 Hấp thu nhiều cồn gây suy giảm chức Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa ly ky hien tuong dau thai o viet nam ac huu ac bao bon co t lo i cu a cha nh tinh ta n gieo duyên gieo yêu thương ngam ve cach dung tu gieo duyen khi noi ve phat người có công phục hưng tông tịnh độ bên Quảng Ngãi Tưởng niệm Đại đức ngẫm về cách dùng từ gieo duyên khi nói khai thi cua dai su hanh sach ve phap mon niem nguồn sống vui vac le nang treo nui cao len chua thieng vi sao vác lễ nặng trèo núi cao lên chùa thiêng ba n să c văn ho a cu a dân tô c viê t Gi Các thực phẩm chay đánh bật mùi trai tim biet tro ve voi nguon coi thieng lieng trái tim biết trở về với nguồn cội Phap ngu cua Thien Su Hu Van 간화선이란 bổn phận của người xuất gia ngó Mít kho sả ớt món chay quê nguong choáng ngợp hàng nghìn tượng phật Vesak thiêng liêng cà m Hình tượng Phật Rắn Mucilinda lại về ơi gió heo may gia tri dich thuc cua cuoc song luan hoi sinh tu co mat chet de thay doi chùa linh sơn đông thuyền