Tại một ngôi chùa Việt ở Bangkok (Thái Lan), nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái vẫn còn nguyên vẹn hình hài sau hơn 50 năm kể từ khi ngài viên tịch.

	Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng Thích Phổ Sái trong chùa Khánh Vân - Ảnh: Việt Phương

Tọa lạc tại khu Yaowarat (khu phố Tàu) ở Bangkok, ngôi chùa mang tên rất Việt Nam là Khánh Vân có một lịch sử lâu đời do các hòa thượng người Việt thành lập. Đây là một trong những ngôi chùa Việt thuộc hệ Annamnikaya hay còn gọi là An Nam Tông ở Bangkok. Chính tại chùa Khánh Vân này, nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái (pháp danh Giác Lượng), một nhà tu hành gốc Việt, được lưu giữ và thờ cúng.

Gia đình hòa thượng Thích Phổ Sái đã sang Thái từ rất lâu, không rõ là khi nào. Bản thân ông được sinh ra tại Bangkok vào ngày 9.8.1900. Sổ sách gia phả không ghi lại họ cha mẹ đầy đủ của ông. Chỉ biết tên của cha ông được ghi lại theo cách phiên âm của người Thái là Cuôi, còn mẹ ông tên Năng Thẹp. Theo phong tục của người Thái, người con trai phải xuất gia ít nhất 1 lần trong đời để báo hiếu cha mẹ, thời gian có thể là 1 tuần, 1 tháng, vài tháng hoặc lâu hơn. Ông cũng theo phong tục ấy mà đến tu tại chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom) vào năm 12 tuổi. Sau một năm, ông xin sư trụ trì chùa cho hoàn tục, quay về với gia đình. Tuy hoàn tục nhưng ông vẫn chăm lo công việc cho nhà chùa. Cứ như vậy, sau 7 năm, tư tưởng Phật giáo đã dần đi sâu hơn vào tâm trí ông. Đến năm 20 tuổi, ông xin được xuất gia trở lại.

Năm 1926, hòa thượng Thích Phổ Sái được bổ nhiệm đến trụ trì tại chùa Khánh Vân (Wat Upai Ratchabumrung). Đây cũng là nơi ông trụ trì cho đến cuối đời. Hòa thượng trụ trì chùa Tha Boriharn Anamprot (pháp danh Minh Ân) kể lại rằng sau khi hòa thượng Thích Phổ Sái viên tịch được 100 ngày (năm 1958), đệ tử của ngài nằm mơ thấy ngài về báo mộng, nói thử mở quan tài ra xem. Đệ tử đem chuyện kể với chư tăng trong chùa. Sau một hồi bàn luận, chư tăng nhất trí nếu ngài đã báo mộng vậy thì cứ mở ra xem. Khi mở ra thì thấy thi thể của ngài còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy nên quyết định không hỏa táng nữa. Nhà chùa dùng rượu để xoa bóp thi thể cho mềm ra rồi dựng thi thể của ngài ngồi dậy rồi đưa lên gian thờ. Đến nay nhục thân của ngài vẫn được bảo quản nguyên vẹn tại đây.

Những tăng ni phật tử trong và ngoài nước khi đã đến Thái Lan mà nghe kể về nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái thì không thể không đến bái lễ. Nhục thân của ngài cũng là một trong những minh chứng lịch sử về sự hiện diện của An Nam Tông trên đất Thái.

Việt Phương-VP Bangkok (TNO)


Về Menu

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

de dang hon a friend dinh nghia qua 24 chu cai tùy bút hoa sen giữa chợ nhật ký hành Dà buông bỏ là tự giải thoát chính mình truyện tâm độ lượng hơn 100 bạn trẻ phát nguyện quy y tam vốn không dễ để chấp nhận loai sóng trên đời tranh giành nhau để ra huế dạo phố ăn chay Muốn trẻ lâu nên ăn dâu tằm Thức uống có đường làm tăng tim mạch nhận diện và chuyển hóa tâm bệnh con duong trung dao va nen tang cua he thong giao Nghiến răng Dấu hiệu của stress và làm sao gặp phật hay thuong nguoi minh chua thuong hãy thương người mình chưa thương Nên giặt tấm trải giường bao lâu một vu niem hoa vi tieu Chữa bệnh ngủ ngáy niệm phật bốn chữ hay sáu chữ 全龍寺 結制 phong thuy tot nhat chinh la ban than tu luyen tam nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp thiền sư thích nhất hạnh hướng dẫn thu kinh dien dai thua co phai la nguy kinh cua Một nhà báo cao tuổi nhất trong làng báo chua hai tang cuoc doi va huyen thoai cái nhìn khác về tu sĩ và âm nhạc Vai trò của người truyền đạo dan vao the gioi van hoc phat giao 鼎卦 người thân nên tổ chức tang lễ như bất ngờ ceo thái hà books chân đất đi vác lễ nặng trèo núi cao lên chùa thiêng Suy nghĩ về bước chân du hóa hạnh ban 濊佉阿悉底迦 Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ Cái giá của người xa quê muon vat hien co tren coi doi deu la tuong doi VẠ8 nguyên nhân gây suy nhược tinh thần sự kiện quan trọng nhất cuộc đời