GN - Mẹ tôi hay nói về đôi tay và về những cái gu tay! Thế bạn có biết gu tay là gì không?

	Những chiếc gu tay

Những chiếc gu tay

GN - Mẹ tôi hay nói về đôi tay và về những cái gu tay! Thế bạn có biết gu tay là gì không?

gutay.jpg
Gu tay, nơi mẹ nâng niu từng chút cho chị em tôi, ở mẹ lại là một vết chai mà thời gian để lại…

Nói dễ hiểu, gu tay là nơi khó khăn nhất mà chiếc nhẫn đi qua khi ta mang vào. Đặc biệt là với những ai có gu tay to, rất khó và cũng rất xấu khi mang nhẫn. Bởi thế mà mẹ tôi rất quan tâm đến nó. Lâu lâu mẹ tôi lại bảo cô bác sĩ này, chị trên xã kia nhìn rất sang rất đẹp mà gu tay lại to quá xấu quá. Người làm việc “bàn giấy” thì phải có đôi tay đẹp, mẹ tôi quả quyết thế!

Chắc suy nghĩ ấy đã có trong mẹ từ rất lâu rồi, nên lúc nhỏ những lần thấy chị em tôi bẻ tay là mẹ la ngay. Đặc biệt là hai chị, do chị là con gái, tay phải đẹp mới được. Nhìn vào người ta mới có cảm tình - mẹ tôi nói thế.

Các chị tôi học rất giỏi, theo mẹ thì các chị sẽ làm việc “bàn giấy”. Mẹ tôi tự hào lắm khi nhận định ấy đã rõ ràng hơn ngày các chị có giấy báo vào đại học. Rồi chị đi học xa, lâu lâu mới về. Mà hễ về là làm việc nhà phụ mẹ. Nhưng những lần như thế mẹ lại can ngăn không cho. Bởi mẹ tôi sợ con mình sẽ - có - gu - tay! Thế là mẹ tôi làm hết mọi việc. Dù hai chị tôi có “can thiệp” đến thế nào cũng chỉ có thể phụ giúp được các việc như rửa rau, phơi đồ, úp chén,… Thỉnh thoảng mẹ tôi lại đặt tay chị lên chân mình, nhìn, rồi cười. Mẹ tự an ủi bản thân bằng đôi tay trơn tru, đẹp đẽ của chị. Hài lòng khi đứa con làm việc “bàn giấy” của mình có một bàn tay đẹp.

Vậy còn mẹ, tôi thấy gu tay của mẹ to lắm. Ừ! Cũng phải… Mọi chuyện trong gia đình, đồng áng, mẹ cùng cha gánh vác không một tiếng thở than. Có lúc tôi hỏi mẹ, “mẹ, hồi còn con gái chắc tay mẹ đẹp lắm!”. Mẹ tôi cười “ừ!” trong niềm tự hào sáng lên trong đôi mắt. Nhưng lúc ấy lòng tôi lại thấy đau đau. Bàn tay ấy, tuổi thanh xuân ấy, mẹ đã đổi lấy những gì tốt đẹp nhất cho chị em chúng tôi. Gu tay, nơi mẹ nâng niu từng chút cho chị em tôi, ở mẹ lại là một vết chai mà thời gian để lại…

Bây giờ, tôi hay nhìn tay con gái, chị gái, dì, bác gái,… (nói chung là tay của những người phụ nữ) rồi đoán biết rằng họ có một người mẹ thương con hay chính họ là những người mẹ thương con.

Đoản văn Võ Đăng Khoa


Về Menu

Những chiếc gu tay

Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa Bác sĩ Erich Wulff Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn Đông Phước Mỗi bệnh một loại nước rau quả lùi một bước để thấy hạnh phúc bài phỏng vấn thiền sư thích nhất Củ cải kho tương ăn cơm ngon Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn chùa Bửu khi mệnh chung cung duong nao co cong duc lon nhat Yoga đàn bò và cánh đồng cỏ coi thien duong rac hạnh nguyện lắng nghe Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở Những nhu cầu tâm linh của người sắp Chùa Nghĩa Hương tưởng niệm Tổ khai Д ГІ Những huyền thoại ít biết về vị Mắt Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Phước Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa Tham thâm lận mạt lấn bán Hương cốm ngày xuân ai gặp cũng mừng Đức Phật đản sanh trong từng sát na Có thể nhiễm độc thủy ngân từ cá Ăn gì để có tinh thần tốt Tổ đình Viên Ngộ tưởng niệm Tổ khai Thần thức Nên giặt tấm trải giường bao lâu một Thanh Hoá Giỗ Tổ khai sơn chùa Linh Cảnh Giỗ hÃƒÆ y 5 cách giúp cơ thể hấp thu chất xơ luà Æn Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư khai sơn Khánh Hòa Lễ húy nhật tổ khai sơn chùa Tưởng niệm lần thứ 67 Tổ khai sơn thanh đạm với bì cuốn chay dường ruột tứ diệu đế giáo lý căn bản của là Štrở Thiền sư của năm tông phái Phật giáo Thương món khóm mít trộn chay của vợ Thương món khóm mít trộn chay của vợ phat A Di Da Lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn chùa Báo