Sau lễ quy y, người Phật tử cảm nhận được mình là một con người mới, được thấm nhuần nguồn ân đức từ Tam bảo đắc giới thể vô biểu , thân tâm trở nên nhẹ nhàng, hoan hỷ dấn thân trên con đường thiện
Những điều cần biết về quy y Tam bảo

Sau lễ quy y, người Phật tử cảm nhận được mình là một con người mới, được thấm nhuần nguồn ân đức từ Tam bảo (đắc giới thể vô biểu), thân tâm trở nên nhẹ nhàng, hoan hỷ dấn thân trên con đường thiện.
HỎI:

1. Vài năm trước chúng tôi có đăng ký xin quy y Tam bảo ở một ngôi chùa Ni. Hôm ấy, đúng giờ làm lễ trời mưa rất to đến nỗi Ni trưởng (vì già yếu) không lên chánh điện được. Sau đó, chúng tôi được Ni trưởng gọi vào phòng thành tâm lễ Phật rồi truyền dạy về pháp quy y Phật, Pháp, Tăng và năm giới, sau đó trao giấy chứng nhận quy y.

Tuy nhiên vì không được làm lễ quy y ở chánh điện nên chúng tôi đã không quỳ trước Tam bảo để phát nguyện trọn đời quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Tôi muốn hỏi việc quy y như vậy có đúng không? Có thể quy y lại một lần nữa với một vị thầy khác cùng một pháp danh khác không?

2. Lúc còn rất nhỏ tôi đã được mẹ gửi tên lên chùa quy y Tam bảo nhưng tôi ít khi tham gia các hoạt động của Phật tử, chỉ đi chùa lễ Phật vào những ngày lễ. Nay tôi lên thành phố làm việc, có tham gia sinh hoạt Phật pháp với một ngôi chùa, vậy tôi có cần quy y Tam bảo lại không?
(NGỌC HÂN, sandyle.90@gmail.com;
KIM LOAN, loanntk2511@gmail.com)
 ĐÁP:

Bạn Ngọc Hân và Kim Loan thân mến!
Trường hợp thứ nhất, vì ngoại duyên mưa lớn khiến cho bạn không được quy y trên chánh điện là điều đáng tiếc. Tuy vậy, Ni trưởng cũng đã phương tiện quy y Tam bảo và truyền năm giới cho bạn, xem như pháp quy y của bạn căn bản đã thành tựu. Ngay nơi phương trượng (tịnh thất của Ni trưởng) cũng có ngôi Tam bảo (thu nhỏ hoặc cách điệu), có thể thực hành pháp quy y cho Phật tử.

Dĩ nhiên quy y ở phương trượng thì không thể trang nghiêm và đầy đủ pháp thức, nghi quy như ở chánh điện được. Vì quá sơ sài, giản lược nên có sự ‘lăn tăn’ trong tâm Phật tử cũng là điều dễ hiểu. Dù vậy, bạn không cần quy y lại cũng như thay đổi pháp danh.

Trường hợp thứ hai, bạn rất cần quy y "lại" vì thực chất thì bạn chưa quy y Tam bảo. Có một thực tế khá phổ biến rằng, ngay từ trẻ nhỏ, cha mẹ thường gửi tên tuổi con cái lên chùa nhờ thầy quy y, chùa có cấp phái quy y với pháp danh đàng hoàng nhưng đương sự thì chưa hề tham dự lễ quy y nào cả. Theo lý thì những trường hợp này là chưa quy y.

Họ cần tham dự lễ quy y, đối trước Tam bảo thành tâm phát nguyện quay về nương tựa để trở thành Phật tử đúng nghĩa. Hiện bạn đang sinh hoạt tu học tại một ngôi chùa ở thành phố thì hãy đăng ký quy y tại đây để chính thức trở thành Phật tử. Trường hợp bạn đã có pháp danh từ nhỏ, nếu thích thì xin quý thầy (cô) quy y cho mình được phép giữ lại, nếu không thì cứ theo pháp danh mới mà dùng.

Qua hai trường hợp nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ, quy y là thời khắc vô cùng thiêng liêng, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự hồi tâm hướng thiện của người con Phật. Do đó, chư vị Tăng (Ni) cần phải hiểu tâm nguyện chính đáng của Phật tử mà gia tâm hơn trong pháp sự này. Cần thực hiện lễ quy y cho Phật tử đúng với nghi thức một cách trang nghiêm, trọng thể nhất trong khả năng có thể.

Hiện nay, nghi thức quy y - truyền giới đã có đầy đủ trong sách Giới đàn Tăng, cần phải tuần tự làm đúng theo hướng dẫn của sách này. Quan trọng là phải giảng giải cho Phật tử hiểu rõ ràng, đúng đắn về pháp quy y và những tác dụng, lợi ích cũng như cách thức thọ giới. Phải làm sao, sau lễ quy y, người Phật tử cảm nhận được mình là một con người mới, được thấm nhuần nguồn ân đức từ Tam bảo (đắc giới thể vô biểu), thân tâm trở nên nhẹ nhàng, hoan hỷ dấn thân trên con đường thiện.

Chúc các bạn tinh tấn!
 Bài viết: "Những điều cần biết về quy y Tam bảo"
Nguồn: giacngo.vn

Về Menu

những điều cần biết về quy y tam bảo nhung dieu can biet ve quy y tam bao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

คนเก ยจคร าน 一日善缘 Cho má ngày bông hồng cài áo န နက စ န င အတ å 饒益眾生 Bún chay ngày rằm Lạm dụng cồn nguy hại thế nào đến 佛教教學 Giá ºk tôi ông gút gÓ Mẹ là mùa xuân 簡単便利 戒名授与 水戸 Chùa nay chùa xưa 饿鬼 描写 佛教与佛教中国化 楞嚴咒五大心咒 色登寺供养 随喜 文殊 一息十念 佛教書籍 佛教算中国传统文化吗 CÒn 度母观音 功能 使用方法 市町村別寺院数順位 ç¹ i Tuỳ tiện ăn chay bổ thành bệnh 別五時 是針 อธ ษฐานบารม 曹洞宗総合研究センター có nên xem bói hay không 仏壇 拝む 言い方 khói 飞来寺 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 仏壇 おしゃれ 飾り方 りんの音色 Một thời để nhớ 五観の偈 曹洞宗 câu モダン仏壇 雷坤卦 仏壇 通販 tia 金宝堂のお得な商品 phap ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう ทาน 浄土宗 2006 佛教蓮花 Stress lây qua đường email 忍四