Đậu phụ, món ăn dân dã và quen thuộc trong nhiều bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, kết hợp với thực phẩm nào tốt nhất, ăn vào mùa nào thích hợp và vì sao không nên ăn quá nhiều... thì không phải ai cũng biết.

Những điều chưa biết về đậu phụ

Đậu phụ có giá trị dinh dưỡng và giá trị dùng thuốc rất cao. Theo lời của bác sỹ Tề Ngọc Mai, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, bệnh viện T.Ư Trung Quốc, đậu phụ là nguồn protein thực vật tốt nhất.

tauhu-1.gif

Trong đậu phụ có chất phytoestrogen có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh ung thư đường ruột, phòng chống bệnh tim. Ngoài ra, đậu phụ còn có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của não, thần kinh, huyết quản.

Đậu phụ và các thực phẩm kết hợp hoàn hảo nhất

tauhu-2.gif

Đậu phụ và cá - Lấy dài nuôi ngắn: Đậu phụ giàu protein thiếu methionine và lysine, cá thiếu lactamine.

Đậu phụ và cá cùng kết hợp sẽ bổ sung cho nhau, thành phần protein tạo ra càng hợp lý,  giá trị dinh dưỡng càng cao.

Đậu phụ và rong biển - Phòng tránh thiếu I -ốt: Thành phần phytoestrogens trong đậu phụ có lợi cho việc "đốt cháy" chất béo, ngăn chặn phát sinh  xơ cứng động mạch nhưng dễ gây ra thiếu I- ốt, ăn cùng với rong biển có thể tránh được vấn đề này.

Đậu phụ và củ cải - Phòng tránh tiêu hoá không tốt: Protein thực vật trong đậu phụ phong phú nhưng ăn nhiều có thể dẫn đến tiêu hoá không tốt. Củ cải có chức năng trợ giúp tiêu hoá, ăn cùng củ cải có thể loại trừ được nhược điểm này.

tauhu-3.gif

Đậu phụ ăn vào lúc nào là thích hợp nhất?

Giá trị dược lý trong đậu phụ là khá cao, rất thích hợp ăn vào mùa xuân và mùa hè. Bởi vì mùa xuân và mùa hè bệnh là mùa của chứng nóng gan nên đậu phụ là một thức phẩm rất tốt để chúng ta lựa chọn. Nó có tác dụng bổ khí, thanh nhiệt, hạ hoả, có thể giải khát, giải rượu...

Ăn đậu phụ có những “bất lợi” gì?

Đậu phụ có rất nhiều tác dụng tố, nhưng khi ăn  cũng phải “kiêng kỵ” do nguyên liệu để làm đậu phụ là đậu nành, có chứa chất paponin, mặc dù có thể phòng chống xơ cứng động mạch nhưng cũng có thể đẩy mạnh sự bài tiết I -ốt trong cơ thể, nếu ăn nhiều trong một thời gian dài thì rất dễ dẫn đến thiếu I -ốt.

Ngoài ra, hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ sắt và dễ dẫn đến tiêu hoá không tốt, mỗi lần chỉ nên ăn 100g là thích hợp nhất.

Theo Sức khỏe & Dinh dưỡng


Về Menu

Những điều chưa biết về đậu phụ

什麼是佛法 Cá n Mùa thu 陧盤 浄土宗 2006 曹洞宗総合研究センター mot thoang nho que xua Hồi ức một quận chúa Kỳ 1 Mối 雷坤卦 七五三 大阪 con nguoi y thuc voi phap than mau nhiem VẠThực phẩm nào giúp giảm cân hiệu quả 佛经讲 男女欲望 閼伽坏的口感 供灯的功德 五観の偈 曹洞宗 市町村別寺院数順位 ส ะนนะ 墓地の販売と購入の注意点 Faux Meat for Very Real Seasons Tôi đi tìm bình yên 所住而生其心 Lễ húy nhật cố Trưởng lão ç æˆ ngôi sao xanh trên bầu trời xa ngọc 阿那律 仏壇 通販 vÃ Æ Điều khó quên 色登寺供养 随喜 每年四月初八 Bồ tát зеркало кракен даркнет คนเก ยจคร าน Ăn gì để giảm viêm nhiễm thuong cho nguoi an mon chay gia man Thử làm món bánh bèo nước cốt bão dạy ta điều gì trong cuộc sống àn Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa 饿鬼 描写 さいたま市 氷川神社 七五三 Đức Phật một bậc Thầy lớn thần tài 福生市永代供養 緣境發心 觀想書 pha