Đậu phụ, món ăn dân dã và quen thuộc trong nhiều bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, kết hợp với thực phẩm nào tốt nhất, ăn vào mùa nào thích hợp và vì sao không nên ăn quá nhiều... thì không phải ai cũng biết.

Những điều chưa biết về đậu phụ

Đậu phụ có giá trị dinh dưỡng và giá trị dùng thuốc rất cao. Theo lời của bác sỹ Tề Ngọc Mai, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, bệnh viện T.Ư Trung Quốc, đậu phụ là nguồn protein thực vật tốt nhất.

tauhu-1.gif

Trong đậu phụ có chất phytoestrogen có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh ung thư đường ruột, phòng chống bệnh tim. Ngoài ra, đậu phụ còn có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của não, thần kinh, huyết quản.

Đậu phụ và các thực phẩm kết hợp hoàn hảo nhất

tauhu-2.gif

Đậu phụ và cá - Lấy dài nuôi ngắn: Đậu phụ giàu protein thiếu methionine và lysine, cá thiếu lactamine.

Đậu phụ và cá cùng kết hợp sẽ bổ sung cho nhau, thành phần protein tạo ra càng hợp lý,  giá trị dinh dưỡng càng cao.

Đậu phụ và rong biển - Phòng tránh thiếu I -ốt: Thành phần phytoestrogens trong đậu phụ có lợi cho việc "đốt cháy" chất béo, ngăn chặn phát sinh  xơ cứng động mạch nhưng dễ gây ra thiếu I- ốt, ăn cùng với rong biển có thể tránh được vấn đề này.

Đậu phụ và củ cải - Phòng tránh tiêu hoá không tốt: Protein thực vật trong đậu phụ phong phú nhưng ăn nhiều có thể dẫn đến tiêu hoá không tốt. Củ cải có chức năng trợ giúp tiêu hoá, ăn cùng củ cải có thể loại trừ được nhược điểm này.

tauhu-3.gif

Đậu phụ ăn vào lúc nào là thích hợp nhất?

Giá trị dược lý trong đậu phụ là khá cao, rất thích hợp ăn vào mùa xuân và mùa hè. Bởi vì mùa xuân và mùa hè bệnh là mùa của chứng nóng gan nên đậu phụ là một thức phẩm rất tốt để chúng ta lựa chọn. Nó có tác dụng bổ khí, thanh nhiệt, hạ hoả, có thể giải khát, giải rượu...

Ăn đậu phụ có những “bất lợi” gì?

Đậu phụ có rất nhiều tác dụng tố, nhưng khi ăn  cũng phải “kiêng kỵ” do nguyên liệu để làm đậu phụ là đậu nành, có chứa chất paponin, mặc dù có thể phòng chống xơ cứng động mạch nhưng cũng có thể đẩy mạnh sự bài tiết I -ốt trong cơ thể, nếu ăn nhiều trong một thời gian dài thì rất dễ dẫn đến thiếu I -ốt.

Ngoài ra, hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ sắt và dễ dẫn đến tiêu hoá không tốt, mỗi lần chỉ nên ăn 100g là thích hợp nhất.

Theo Sức khỏe & Dinh dưỡng


Về Menu

Những điều chưa biết về đậu phụ

每年四月初八 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 佛教教學 du xuân 阿那律 モダン仏壇 天风姤卦九二变 度母观音 功能 使用方法 tứ đế và quan điểm của bồ tát long Tinh tế trà sen Hà Nội Đọc Tôn giả Bạc câu la Mac 还愿怎么个还法 Cho má ngày bông hồng cài áo 弥陀寺巷 Yoga giúp trị đau lưng hiệu quả 佛教算中国传统文化吗 上座部佛教經典 cà y 鎌倉市 霊園 nem dao thanh phat 必使淫心身心具断 làm thức uống bổ dưỡng từ đậu 五戒十善 金宝堂のお得な商品 หล กการน งสมาธ 曹村村 仏壇 おしゃれ 飾り方 trong Thanh âm của vô thanh Mập vì ăn chay Bodhgaya một ngày phản ứng của phật giáo trước cuộc りんの音色 Cách bảo quản đậu phụ tươi ngon イス坐禅のすすめ อธ ษฐานบารม cuối năm dọn dẹp bàn thờ vào ngày nào ส วรรณสามชาดก GĐPT Đà Nẵng tổ chức lễ húy 四比丘 Gene có phải nguyên nhân chính gây ra ung bắt đầu từ nơi đâu 簡単便利 戒名授与 水戸 トo 市町村別寺院数順位 佛教蓮花 åº Đại nghĩa tính tình tôi thay đổi Con đã gọi đúng tên Ngài